Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Chúc mừng cháu Ngô Thị Anh Thư



Chúc mừng cháu Ngô Thị Anh Thư con anh chị Ngô Đức Khôi đã tốt nghiệp tiến sĩ ngành Nhân chủng học tại đại học Havard. (trước đó cháu tốt nghiệp cử nhân tại đại học Princeton năm 2006).


cháu Ngô Thị Anh Thư (phải) và anh Ngô Đức Khôi








Mời các bạn xem thêm

Nhân học
Nhân học là một ngành của cả khoa học tự nhiên, nhân văn và khoa học xã hội nghiên cứu tổng hợp về con người, cụ thể là nguồn gốc, sự phát triển, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật và các tạo vật của con người. Nhân học gồm có 4 phân ngành chính bao gồm: nhân học văn hóa xã hội, ngôn ngữ học, khảo cổ học và nhân học thể chất hay còn gọi là nhân chủng học. Lưu ý, ngành nhân học thể chất hay nhân chủng học tập trung vào các tác động của văn hóa đối với các biến đổi về thể chất.

Trong các tiếng Châu Âu, thuật ngữ "nhân học" bắt nguồn từ các từ trong tiếng Hy Lạp cổ là anthropos có nghĩa là "con người" và logiacó nghĩa là "khoa học".

Từ thập niên 1990 đến nay, từ "nhân học" được dùng phổ biến ở Việt Nam (chưa hiểu lí do vì sao). Sau năm 2000, bộ môn Dân tộc học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã đổi tên thành bộ môn Nhân học. Nhưng cần lưu ý rằng, bên cạnh cách gọi nhân học, còn có cách gọi khác là nhân loại học.

Phân ngành

Nhân học thường được phân ra thành 4 phân ngành cơ bản là:
Nhân học hình thể (physical anthropology, anthropologie physique)
Nhân học văn hoá (cultural anthropology, anthropologie culturelle), còn gọi là nhân học xã hội (social anthropology, anthropologie sociale) hoặc nhân học văn hoá-xã hội (socio-cultural anthropology, anthropologie socio-culturelle).
Khảo cổ học (archeology, archéologie)
Ngôn ngữ học (linguistics, linguistique).

Khoảng từ sau Thế chiến thứ hai trở lại đây, nhiều phân ngành nhân học ứng dụng mới đã hình thành như. Nhân học ứng dụng tập hợp các nhà nhân học làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Họ tìm cách ứng dụng các lí thuyết nhân học vào giải thích và giải quyết các vấn đề cụ thể: lĩnh vực phát triển, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế và sức khỏe... Điều này tạo ra các phân ngành của nhân học ứng dụng như:

1_Nhân học y tế
2_Nhân học sinh thái và môi trường
3_Nhân học kinh tế
4_Nhân học đô thị
5_Nhân học phát triển
6_Nhân học giáo dục


Tuy có những khác biệt về đối tượng, mục đích và cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể nhưng tất cả các phân ngành của nhân học đều có mối quan hệ với nhau, đều cố gắng hiểu bản chất sinh học và văn hoá của con người, đều nhấn mạnh tới vai trò của văn hoá và các cách tiếp cận mà chúng sử dụng đều mang tính so sánh. Một trong số các phương pháp thường được áp dụng trong nghiên cứu là Dân tộc ký.


Ý nghĩa của từ nhân chủng học là gì

Nhân chủng học nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 3 ý nghĩa của từ nhân chủng học.

Nhân chủng học được định nghĩa như sau:

1_Khoa học nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử, sự phát triển của thể chất, tâm lý của các giống người.

2_Khoa học nghiên cứu về nguồn gốc hình thành, sự biến đổi của các chủng tộc cũng như mối quan hệ giữa các chủng tộc với nhau.

3_Nhân học là một ngành của cả khoa học tự nhiên, nhân văn và khoa học xã hội nghiên cứu tổng hợp về con người, cụ thể là nguồn gốc, sự phát triển, …


Các điều bí ẩn về loài người

Các câu hỏi cơ bản về nhân chủng học luôn đặt các nhà khoa học vào những cuộc tranh cãi bất tận, mà ở đó, nhiều giả thuyết được đưa ra còn câu trả lời xác đáng luôn để ngỏ. Dưới đây là 10 câu hỏi lớn của ngành nhân chủng học.

1_Người hiện đại đến từ đâu?




Câu hỏi từng gây tranh cãi nhiều nhất trong quá trình tiến hóa của con người xung quanh vấn đề: loài người hiện đại đã tiến hóa ở đâu.

Giả thuyết về Châu Phi cho rằng, người hiện đại đã tiến hóa tại đây, rồi sau đó di cư rộng khắp trên thế giới, thay thế quần thể hiện tại của người tối cổ.

Giả thuyết đa vùng miền lại cho rằng, con người hiện đại phát triển trên một khu vực rộng lớn từ người tối cổ, các quần thể này chia sẻ những đặc điểm về gene qua quá trình giao phối giữa các thành viên của các quần thể khác nhau, kết quả cuối cùng là con người hiện đại.

Hiện nay, thuyết về Châu Phi vẫn đứng đầu nhưng thuyết đa vùng miền vẫn chiếm sự tin tưởng của một lượng người đông đảo.

2_Vượn người bắt đầu xuất hiện từ đâu?



Các nhà khoa học ngày khám phá nhiều mẫu vật của loại vượn người cổ, tổ tiên trực tiếp của loài người và các giống loài gần với con người hiện đại nhất. Họ cố gắng tìm ra một mẫu cổ nhất, để giúp trả lời câu hỏi cơ bản trong sự tiến hóa của con người, như tiến trình tiến hóa và khoảng thời thời gian.

3_Người hiện đại từng giao phối với người Neanderthals?



Người Neanderthal sống ở khắp châu Âu vào khoảng cách đây 300.000 năm. Họ đã cố gắng thích nghi và sống sót được một thời gian sau thời kỳ băng hà trước khi bị tuyệt chủng vào khoảng 30.000 năm trước đây.

Đến nay, ngành nhân chủng học vẫn băn khoăn: Liệu chúng ta có phải con lai giữa người Neanderthals và người hiện đại? Liệu chúng ta còn lại bất kỳ gene nào từ người anh em họ đã tuyệt chủng?

Các nhà khoa học cho rằng, người Neanderthal đã tuyệt chủng, nhưng đó là vì họ đã hòa nhập với người hiện đại. Bên cạnh giả thuyết này, còn có ý kiến cho rằng, chính loài người đã ăn thịt người Neanderthal trong quá trình cạnh tranh sinh tồn thưở hồng hoang.

4_Tại sao người hiện đại di cư khỏi Châu Phi?



Khoảng 50.000 năm trước, người hiện đại đã di cư ra khỏi Châu Phi, lan tỏa nhanh chóng trên hầu hết các vùng đất của thế giới, rồi định cư ở tất cả các châu lục, ngay cả những hòn đảo xa xôi nhất Thái Bình Dương, ngoại trừ Nam Cực. Nhưng điều gì đã dẫn dắt họ rời xa cái nôi này?

Một số nhà khoa học lý giải rằng, sự di cư này liên quan tới việc bộ não và cơ thể phát triển, con người đủ sức đề kháng với những biến đổi của khí hậu, tự nhiên... là tiền đề quan trọng giúp chúng ta vươn tới các miền đất xa lạ.

Quan điểm phổ biến hơn lại cho rằng, việc di cư đơn giản là nhân loại đã vượt qua ngưỡng về dân số ở Châu Phi và lý do đơn giản này thúc đẩy sự thay đổi về chỗ ở của con người. Ở một số truyền thuyết cổ xưa lẫn các tác phẩm tôn giáo đều có nhắc tới những giới hạn, gò bó về điều kiện sống và giải pháp của vấn đề này là các thảm họa (đại hồng thủy, chiến tranh), hoặc sự phân ly để giảm sự bùng nổ dân số.

5_Người Hobbit từng tồn tại?



Việc tìm thấy bộ xương “Hobbit” có vóc dáng nhỏ bé trên hòn đảo Flores, Indonesia năm 2003, có thể là cơ sở xác định một giống người đã tuyệt chủng, (Homon floresiensis) hay bộ xương này chỉ là ví dụ về biến dạng của loài Homon Sapien?

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác rằng, bộ xương đó là một trong những mắt xích tiến hóa của loài người hay chỉ là hiện tượng biến dạng cá biệt của Homon Sapien. Số lượng mẫu tìm được quá ít để giúp các nhà khoa học khẳng định điều này.

6_Sự tiến hóa của loài người đang tăng tốc?



Gần đây, một số nhà khoa học khẳng định nhân loại không những còn tiến hóa, mà sự tiến hóa này đang thực sự tăng tốc lên đến 100 lần mức lịch sử. Tuy nhiên, sự tiến hóa đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực vì con người dựa dẫm quá nhiều vào sự tiện nghi. Nhóm ủng hộ giả thuyết này phác thảo hình ảnh con người trong tương lai: cơ bắp teo lại, đầu to ra.

Tuy nhiên, bên cạnh giả thuyết này là ý kiến cho rằng, con người đã chạm giới hạn tiến hóa. Điều thú vị là những người ủng hộ giả thuyết này đưa ra nguyên nhân sự ngừng tiến hóa của con người giống với nhóm trên, đó là do những tiện nghi bao bọc. Theo họ, thay vì rèn luyện chịu rét tốt hơn con người mặc áo ấm, thay vì luyện tập để lặn sâu thở lâu thì con người đeo bình khí nén... Tất cả sự lười biếng trên làm con người không thay đổi gì.

7_Tại sao họ hàng gần nhất của chúng ta lại tuyệt chủng?



Khoảng 24.000 năm trước, loài Homosapiens, không phải là loài linh trưởng thông minh duy nhất trên thế giới, mà còn những người Neanderthal. Người Homon floresiensis từng nêu ở phần trên cũng được đề nghị có vai trò tương tự. Tuy nhiên, tại sao người tinh khôn sống sót cho đến trong khi các giống người trên chỉ đánh dấu sự tồn tại của họ bằng những bộ xương được các nhà khảo cổ tìm thấy.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn không ngừng tranh cãi về lý do, gồm: sự nhiễm trùng hay sự thay đổi đột ngột điều kiện sống hoặc cả hai đã làm họ tuyệt chủng?

8_Điều gì đã xảy ra với lông của chúng ta?



Con người thật nổi bật khi so sánh với các "anh em" trong họ linh trưởng đầy lông lá. Vậy lông lại biến mất?

Một gợi ý cho rằng, tổ tiên của chúng ta cần lông để giữ mát khi di chuyển trên cỏ savan nóng bỏng của Châu Phi. Ý kiến khác cho rằng, mất lông đã giúp chúng ta tránh khỏi ký sinh trùng và các bệnh có thể lây lan.

Một ý tưởng không chính thống, thậm chí gợi ý con người ít lông phát triển từ tổ tiên của chúng ta trong một thời gian ngắn thích nghi cho một cuộc sống gắn bó nhiều với nước. Tuy nhiên, giả thuyết này bị thực tế phản bác mạnh mẽ. Hầu hết các động vật có vú sống dưới nước thuỷ lại có lông dày đặc.

9_Tại sao con người đi bộ trên hai chân?



Tại sao loài người đứng và đi bộ trên hai chân khi người anh em linh trưởng lại đi bộ bằng bốn chân? Các nhà khoa học vẫn chưa có lời lý giải xác đáng. Tuy nhiên, họ đưa ra nhiều lợi ích từ việc đứng thẳng trên hai chân. Đó là: đi bộ thực sự có thể sử dụng năng lượng ít hơn tất cả các hình thức đi bằng bốn chân; đôi bàn tay được nhấc lên khỏi mặt đất giúp kiếm nhiều thức ăn hơn; đứng thẳng còn giúp kiểm soát nhiệt độ vì giảm diện tích da tiếp xúc với ánh mặt trời.

10_Tại sao chúng ta phát triển não lớn?



Não chỉ chiếm khoảng 2% khối lượng của cơ thể, nhưng lại tạo ra sự khác biệt tuyệt đối giữa con người với động vật. Điều đáng ngạc nhiên là não chỉ hoạt động với một năng suất rất khiêm tốn. Ngay cả trường hợp "bộ não vĩ đại" của nhà khoa học Albert Einstein, cũng được phát hiện là mới chỉ hoạt động nhiều hơn bình thường vài chục phần trăm, trong khi đó, lại nhẹ và mỏng hơn não người bình thường. Một câu hỏi lớn đặt ra, nếu biết cách đánh thức phần còn lại của bộ não hoạt động, con người có thể tạo ra những thành tựu to lớn nào hơn nữa? Hy vọng này càng được nhen nhóm khi các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu vào những năng lực siêu nhiên xuất hiện ở một số trường hợp cá biệt.




So In Love - Nhạc Phim Chuyện Tình Harvard

Spring, summer, fall & winter dreams..
Those are shinning like a star
They keep whispering,
"I'm so in love with you"

Spring, summer, fall & winter love..
It is breezing to my heart
and it keeps telling,
"I'll make you rainbow smile"

I remember when we were angels,
when we dreamed about us
All my days were happy
just like a snowy christmas
I wish i'd have them always..

Every step i make writes a story
It is full of the heart
feeling love of my life and
missing friends of my time
I Wish i'd have them all..

In Spring, summer, fall & winter days..
we've been sharing all the hearts
love shines in my eyes
love just won't fade away

I remember when we were angels,
when we dreamed about us
All my days were happy
just like a snowy christmas
I wish i'd have them always..

Every step i make writes a story
It is full of the heart
feeling love of my life and
missing friends of my time
I Wish i'd have them all..

If you'd all the way show me the world
where I will stay in love
All my days will be white
just like a snowy christmas
You're just all I need

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template