Hôm nay 9-1, ông Nguyễn Bá Thanh lên máy bay rời Mỹ về Việt Nam
Sky+ _ Thứ Sáu, 10:09 09/01/2015
Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Chăm sóc, Bảo vệ sức khỏe TƯ, cho biết theo kế hoạch, trong ngày hôm nay 9-1, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ lên máy bay chuyên dụng từ Mỹ về Việt Nam.
Ông Nguyễn Bá Thanh thăm và tặng quà cho bệnh nhi ở Đà Nẵng trong dịp Tết Trung thu
Sáng nay 9-1, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Trung ương, cho biết theo kế hoạch, trong ngày hôm nay, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, sẽ lên máy bay từ Mỹ về Việt Nam.
Thời điểm rời Mỹ có thể là vào buổi sáng hoặc tối nay (9-1). Tuy nhiên, lịch trình cụ thể còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Ông Nguyễn Bá Thanh được máy bay chuyên dụng y tế cỡ nhỏ đưa về Đà Nẵng sau khi đáp xuống 2 sân bay ở Mỹ và Nhật Bản để tiếp nhiên liệu. Đưa ông Thanh về sẽ có các giáo sư và bác sĩ chuyên ngành rối loạn sinh tủy ở bệnh viện nơi ông đang điều trị.
Hiện ông Nguyễn Quốc Triệu và những giáo sư đầu ngành của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Trung ương đều đã sẵn sàng để bay vào Đà Nẵng tham gia hội chẩn, điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh.
“Từ giờ tới trưa tôi chờ liên lạc qua điện thoại với đoàn của ông Thanh để có kế hoạch vào Đà Nẵng. Từ Hà Nội vào Đà Nẵng chỉ hết có hơn 1 giờ đồng hồ, vé máy bay vẫn đang ở chế độ mở và sẵn sàng bay vào khi có thông tin" - ông Triệu cho biết.
Ông Nguyễn Bá Thanh không bị đầu độc
Sau 3 đợt điều trị hóa chất, ông Nguyễn Bá Thanh sắp được đưa về nước chăm sóc y tế. Hiện đã có 2 người trong gia đình sẵn sàng hiến tủy cho ông
Chiều 7-1, Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương đã có buổi gặp gỡ với báo chí để thông tin về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng Ban Nội chính trung ương.
Bệnh tiến triển nhanh
GS Nguyễn Quốc Triệu - Trưởng Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương - cho biết vẫn chưa có lịch trình máy bay đưa ông Nguyễn Bá Thanh từ Mỹ về Việt Nam.
Theo GS Phạm Gia Khải - thành viên Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương - từ tháng 5-2014, các bác sĩ (BS) báo cáo kết quả xét nghiệm sức khỏe của ông Thanh có dấu hiệu bất thường, một số thành phần của máu, hồng cầu và tiểu cầu giảm, bạch cầu không rõ ràng lên hay xuống.
Ban đã yêu cầu làm xét nghiệm ngay nhưng ông Thanh hay đi công tác nên BS không dễ tiếp cận. Đến cuối tháng 5-2014, khi ông Thanh đồng ý, các BS xét nghiệm lại và chẩn đoán ông bị rối loạn sinh tủy.
Trong tháng 6 và 7-2014, Đảng và nhà nước đã đưa ông sang Singapore điều trị. Từ tháng 8-2014 đến nay, ông Thanh được chuyển sang Mỹ chữa trị. Ông đã điều trị hóa chất 3 đợt nhưng chưa ghép tủy.
BS Trần Huy Dụng - Phó trưởng Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương - đánh giá ông Thanh trải qua 3 đợt hóa trị nghĩa là sức khỏe tốt. “Chứng rối loạn sinh tủy diễn biến khác nhau tùy từng người bệnh. Có trường hợp diễn tiến trong vòng 10 năm nhưng có trường hợp tiến triển nhanh trong vài tháng. Ông Thanh không may nằm trong dạng bệnh tiến triển nhanh” - BS Dụng nói.
Ông Nguyễn Bá Thanh trong một lần gặp gỡ cán bộ lão thành ở TP Đà NẵngẢnh: LÊ HẢI Về khả năng hồi phục của ông Thanh, các BS cho biết phải chờ ông về nước hội chẩn và tiếp cận bệnh án thì mới khẳng định được. Dù ông Thanh được đưa về điều trị tại Việt Nam song vẫn theo phác đồ của Mỹ. Giáo sư người Mỹ sẽ chăm sóc sức khỏe của ông Thanh trên máy bay. Hiện trong nước đã chuẩn bị chu đáo, bố trí giáo sư giỏi đầu ngành để chăm sóc sức khỏe cho ông Thanh. Theo BS Bạch Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, về lý thuyết, nếu sức khỏe phục hồi thì ông Thanh có thể qua Mỹ để tiếp tục ghép tủy. Hiện đã có 2 người trong gia đình sẵn sàng hiến tủy cho ông Thanh ghép.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về việc liệu có đưa ông Thanh ra Hà Nội để điều trị tốt hơn, GS Nguyễn Quốc Triệu cho rằng ở Đà Nẵng cũng đủ điều kiện và mặc dù điều trị ở Đà Nẵng song chất lượng là chất lượng trung ương.
Không có chứng cứ thì là vu cáo
BS Bạch Quốc Khánh khẳng định chứng rối loạn sinh tủy chưa có biện pháp chữa trị đặc hiệu nên chỉ điều trị chung chung bằng các hóa chất, nếu đủ điều kiện sẽ ghép tế bào gốc máu ngoại vi.
Đến nay, thế giới chưa tìm ra nguyên nhân gây hội chứng rối loạn sinh tủy. Có một số yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh như môi trường, thức ăn, hóa chất sinh phẩm mà chúng ta dùng hằng ngày… Hiện Viện Huyết học - Truyền máu trung ương đã dành riêng một tầng 5 cho Khoa Bệnh máu. Trong 130-140 bệnh nhân điều trị tại đây, có trên 60 người bị rối loạn sinh tủy.
Theo BS Khánh, bệnh rối loạn sinh tủy có rất nhiều diễn biến khác nhau với các giai đoạn, phương pháp điều trị khác nhau tùy vào từng bệnh nhân. Do vậy, chưa thể khẳng định được thời gian, phương pháp, kế hoạch điều trị trong thời điểm này. Về khả năng chữa khỏi cho ông Thanh, BS Khánh cho hay không thể khẳng định được vì có trường hợp 25 năm ổn định song vẫn bị tái phát.
Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương cũng đã bác bỏ hoàn toàn thông tin ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc. GS Khải nêu rõ: “Chúng tôi chỉ chấp nhận những giả thuyết nào có bằng chứng cụ thể. Nếu nhiễm độc thì phải có dấu chứng ở tế bào máu, nước tiểu… Đến giờ, chúng tôi thấy ông Thanh chưa có một triệu chứng gì nhiễm độc ở cơ thể. Chúng tôi không có nhiệm vụ tố cáo, vu cáo ai cả. Giờ bảo nhiễm độc mà không có chứng cứ gì thì là vu cáo”.
Cảnh giác thông tin trên mạng xã hội
Tại buổi gặp gỡ báo chí, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, nhấn mạnh trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc thì báo chí phải có trách nhiệm làm rõ và phản bác lại thông tin sai trái, thù địch.
“Mạng xã hội có tính 2 mặt: thực và ảo; lẫn lộn cái đúng, cái sai trong một bản tin khiến xã hội bất an” - ông Kỷ nói.
21 giờ tối nay ông Nguyễn Bá Thanh về đến Đà Nẵng
Bệnh rối loạn sinh tủy ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải là gì ?
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh được chẩn đoán rối loạn sinh tủy, căn bệnh gây thiếu máu dai dẳng và nguy cơ cao tiến triển thành ung thư bạch cầu cấp dòng tủy.
Theo tài liệu nghiên cứu của bác sĩ Trương Thị Như Ý, Viện Huyết học và Truyền máu trung ương, hội chứng rối loạn sinh tủy là một nhóm bệnh lý ác tính của các dòng tế bào tạo máu trong tủy xương, đặc trưng bởi tình trạng sinh máu không hiệu lực gây ra giảm sản hoặc loạn sản các dòng tế bào máu và có nguy cơ cao tiến triển thành leukemia cấp dòng tủy (ung thư bạch cầu cấp dòng tủy). Mặc dù được coi là tình trạng bệnh lý tiền leukemia - với sự hình thành của các dòng tế bào gốc ác tính trong tủy xương - nhưng không phải tất cả các trường hợp rối loạn sinh tủy đều tiến triển thành leukemia cấp.
Phân tích di truyền học cho thấy, hội chứng rối loạn sinh tủy là một dạng bất thường đơn dòng của các tế bào sinh máu, đặc trưng bởi sự khiếm khuyết quá trình trưởng thành tế bào và sự tăng sinh không có khả năng kiểm soát trong giai đoạn bệnh tiến triển.
Hội chứng rối loạn sinh tủy có liên quan với rất nhiều bất thường về nhiễm sắc thể. Hay gặp nhất là mất đoạn hoặc toàn bộ nhiễm sắc thể số 5 hoặc 7, ít gặp hơn là mất đoạn các nhiễm sắc thể số 9, 11, 12, 13, 17 hoặc 20.
Theo một nghiên cứu tại Viện huyết học và truyền máu trung ương, hội chứng rối loạn sinh tủy chiếm 4,5%, đứng hàng thứ 6 trong tổng số các bệnh về máu gặp tại Viện. Bệnh có thể là nguyên phát hoặc thứ phát (xuất hiện sau khi điều trị một bệnh khác).
Hội chứng rối loạn sinh tủy nguyên phát được chia thành nhiều thể bệnh, hiện nay ở Việt Nam áp dụng cách phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2001, chia ra các thể:
1. Thiếu máu dai dẳng (RA).
2. Thiếu máu dai dẳng có tăng nguyên hồng cầu sắt vòng (RARS).
3. Thiếu tế bào máu dai dẳng có rối loạn đa dòng (RCMD).
4. Thiếu máu dai dẳng rối loạn đa dòng có tăng nguyên hồng cầu sắt vòng (RCMD-RS).
5. Thiếu máu dai dẳng có tăng quá mức tế bào non (blast) ở máu và/hoặc tủy xương (RAEB).
6 - Hội chứng mất đoạn cánh dài nhiễm sắc thể số 5.
7 - Rối loạn sinh tủy không xếp loại.
Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tùy trường hợp mà sử dụng các chế phẩm máu, kháng sinh. Có thể hóa trị và ghép tế bào gốc để điều trị một số thể bệnh. Bệnh diễn biến ngày càng nặng và có tỷ lệ cao chuyển thành bạch cầu cấp. Tùy theo thể bệnh và việc điều trị, bệnh kéo dài từ 2 đến 6-7 năm. Nguyên nhân dẫn đến tử vong thường là chuyển thành bạch cầu cấp, nhiễm trùng nặng hay xuất huyết, nhiễm sắt và các biến chứng khác gặp trong quá trình điều trị.
Ngoài hội chứng rối loạn sinh tủy nguyên phát, còn gặp một số trường hợp mắc bệnh thứ phát do điều trị các bệnh khác. Cũng có trường hợp bệnh nhiễm trùng kéo dài, xơ gan làm ảnh hưởng sinh máu ở tủy nên có thể có hình ảnh máu và tủy tương tự rối loạn sinh tủy. Những trường hợp này nếu điều trị bệnh chính ổn định thì tủy lại sinh máu bình thường.
Rối loạn sinh tủy là bệnh gì?
Hội chứng rối loạn sinh tủy mà ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải thuộc nhóm bệnh lý ác tính của các dòng tế bào tạo máu trong tủy xương.
GS Bạch Quốc Khánh (Viện Huyết học truyền máu Trung ương) cho biết: Vào cuối tháng 5/2014, ông Nguyễn Bá Thanh giảm hồng cầu, tiểu cầu, thiếu máu nên đã nhập viện. Được các giáo sư của ban xác định hội chứng rối loạn sinh tủy.
Theo tài liệu của ThS. BS. Trương Thị Như Ý (Viện huyết học Truyền máu Trung ương): Hội chứng rối loạn sinh tủy là một nhóm bệnh lý ác tính của các dòng tế bào tạo máu trong tủy xương, đặc trưng bởi tình trạng sinh máu không hiệu lực, gây ra giảm sản hoặc loạn sản các dòng tế bào máu và có nguy cơ cao tiến triển thành lekeumia cấp dòng tủy (AML).
Một bệnh nhân rối loạn sinh tủy với nhiều bất thường
Mặc dù được coi là một tình trạng bệnh lý tiền lekeumia với sự hình thành của các dòng tế bào gốc ác tính trong tủy xương, nhưng không phải tất cả các trường hợp rối loạn sinh tủy đều tiến triển thành lekeumia cấp.
Mặc dù hội chứng rối loạn sinh tủy được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái học, nhưng những phân tích về gen tế bào học tủy xương cũng có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho việc tiên lượng bệnh, khẳng định chẩn đoán trong những trường hợp các rối loạn về hình thái không rõ rệt, đồng thời mở rộng những hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của bệnh.
Phân tích những đặc điểm về di truyền học cho thấy, hội chứng rối loạn sinh tủy là một dạng bất thường đơn dòng của các tế bào sinh máu, đặc trưng bởi sự khiếm khuyết của quá trình trưởng thành tế bào và sự tăng sinh không có khả năng kiểm soát trong giai đoạn bệnh tiến triển.
Hội chứng rối loạn sinh tủy có liên quan với rất nhiều các bất thường về nhiễm sắc thể, gợi ý cơ chế mang tính phân tử của bệnh. Theo một số tác giả,với kỹ thuật phân tích nhiễm sắc thể thông thường có thể phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể trong khoảng 40-70% các trường hợp rối loạn sinh tủy tiên phát và khoảng 95% các trường hợp rối loạn sinh tủy thứ phát sau điều trị.
Những bất thường nhiễm sắc thể dạng mất cân đối là điểm đặc trưng của hội chứng rối loạn sinh tủy, trong đó hay gặp nhất là mất đoạn hoặc toàn bộ nhiễm sắc thể số 5 hoặc 7, ít gặp hơn là mất đoạn các nhiễm sắc thể số 9, 11, 12, 13, 17 hoặc 20.
Những bất thường này gặp trong hơn 90% trường hợp rối loạn sinh tủy thứ phát. Ngoài ra,người ta cũng đã tìm thấy các bất thường thừa nhiễm sắc thể như trisomy 8 hoặc 13 trong một số trường hợp. Nói chung, những bất thường nhiễm sắc thể kiểu mất đoạn gặp trong nhiều trường hợp rối loạn sinh tủy cho thấy, các gen ức chế u hoặc gen sửa chữa DNA có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý này.
Theo Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, ông Nguyễn Bá Thanh bị mắc bệnh rối loạn sinh tủy
Tài liệu của Viện huyết học Truyền máu Trung ương khẳng định: Ghép Tế bào gốc tạo máu (= Ghép tủy) hiện nay được coi là phương pháp điều trị tốt nhất, có thể đưa lại cơ hội sống cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý huyết học và một số bệnh lý khác ngoài chuyên khoa Huyết học.
Ghép Tế bào gốc đồng loại được đánh giá là phương pháp điều trị Hội chứng Rối loạn sinh tủy, Ghép tế bào gốc đồng loại là phương pháp ghép Tế bào gốc bằng cách lấy Tế bào gốc từ người anh em ruột thịt để ghép cho bệnh nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn