Phát hiện hai cha con “người rừng” kỳ lạ
40 năm “lưu lạc” giữa rừng sâu, hai cha con “người rừng” đã được phát hiện. Họ sinh sống trên một túp lều trên ngọn cây, chỉ mặc khố được làm bằng dây rừng…
Chuyện “người rừng” mặc khố, sống trên cây
Ngày về của cha con “người rừng”
40 năm “lưu lạc” giữa rừng sâu, hai cha con “người rừng” đã được phát hiện. Họ sinh sống trên một túp lều trên ngọn cây, chỉ mặc khố được làm bằng dây rừng…
Video: 40 năm “lưu lạc” giữa rừng sâu
Chuyện đưa 2 cha con “người rừng” sau 40 năm sống tách biệt với cộng đồng về làng đang khiến khiến cả huyện nghèo miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi xôn xao. Hàng ngàn người hiếu kỳ không khỏi sững sờ trước dung mạo của hai cha con họ. Sau đây mời quý vị theo dõi chi tiết vụ việc qua những thông tin do phóng viên của chúng tôi ghi nhận được tại địa phương.
Xem video màn hình lớn
Chuyện đưa 2 cha con “người rừng” sau 40 năm sống tách biệt với cộng đồng về làng đang khiến khiến cả huyện nghèo miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi xôn xao. Hàng ngàn người hiếu kỳ không khỏi sững sờ trước dung mạo của hai cha con họ. Sau đây mời quý vị theo dõi chi tiết vụ việc qua những thông tin do phóng viên của chúng tôi ghi nhận được tại địa phương.
Xem video màn hình lớn
Sau nhiều giờ đồng hồ băng rừng, đến chiều ngày 7/8, người dân và chính quyền địa phương xã Trà Phong, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) đã tìm đến nơi ở của hai người được cho là người rừng.
Theo thông tin ban đầu, hai người sống trong rừng già là ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và người con là Hồ Văn Lang khoảng 41 tuổi ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà. Cách đây khoảng 40 năm, một vụ nổ mìn xảy ra trong nhà của ông Hồ Văn Thanh khiến 2 người con và một người mẹ của ông bị chết. Hoảng loạn nên ông Thanh vội ôm con là Hồ Văn Lang chạy vào rừng, sau đó dân làng không tìm thấy nữa.
“Người rừng” Hồ Văn Lang, con của ông Hồ Văn Thanh
40 năm sống trong rừng già, cha con ông Thanh đã dựng nhà ở trên một thân cây cao và không mặc quần áo, chỉ có quấn dây rừng làm khố che thân. Hai cha con “người rừng” ăn trái cây rừng, tự trồng mì, bắp để ăn. Mọi cử chỉ cũng khác người bình thường, nói chỉ được vài câu bằng tiếng đồng bào dân tộc Kor Tây Trà. Hiện, hai cha con “người rừng” đã được địa phương đưa ra khỏi rừng sâu và tiếp tục chăm sóc, theo dõi.
Theo thông tin ban đầu, hai người sống trong rừng già là ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và người con là Hồ Văn Lang khoảng 41 tuổi ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà. Cách đây khoảng 40 năm, một vụ nổ mìn xảy ra trong nhà của ông Hồ Văn Thanh khiến 2 người con và một người mẹ của ông bị chết. Hoảng loạn nên ông Thanh vội ôm con là Hồ Văn Lang chạy vào rừng, sau đó dân làng không tìm thấy nữa.
“Người rừng” Hồ Văn Lang, con của ông Hồ Văn Thanh
40 năm sống trong rừng già, cha con ông Thanh đã dựng nhà ở trên một thân cây cao và không mặc quần áo, chỉ có quấn dây rừng làm khố che thân. Hai cha con “người rừng” ăn trái cây rừng, tự trồng mì, bắp để ăn. Mọi cử chỉ cũng khác người bình thường, nói chỉ được vài câu bằng tiếng đồng bào dân tộc Kor Tây Trà. Hiện, hai cha con “người rừng” đã được địa phương đưa ra khỏi rừng sâu và tiếp tục chăm sóc, theo dõi.
Chuyện “người rừng” mặc khố, sống trên cây
Đến sáng nay (8/8), 2 cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và Hồ Văn Lang (41 tuổi) sống hơn 40 năm trong rừng sâu ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) đã bình tĩnh hơn, không còn hoảng sợ khi gặp người lạ, đã ăn được cơm, uống được sữa.
Chuyện “người rừng” trở về sau hơn 40 năm đang là chủ đề bàn tán xôn xao của người dân ở vùng rừng núi Tây Trà, Quảng Ngãi.
Sống trên cây Hơn 40 năm trước, “người rừng” Hồ Văn Thanh (nay đã 82 tuổi; vốn ở xã Trà Xinh, huyện Tây Trà) cũng là một con người bình thường, một người dân tộc Cor “chính hiệu”. Thời ấy, “người rừng” Thanh còn tham gia đi bộ đội bám trụ tại vùng cách mạng địa phương. Nhưng một biến cố đã xảy ra đối với gia đình ông và thay đổi toàn bộ số phận, cuộc đời, biến ông thành một “người rừng” không hơn không kém. Đó là vào một ngày của năm 1972 khi “mưa bom, lửa đạn” còn quần thảo khắp nơi trên vùng đất Tây Trà. Mìn nổ trúng nhà của ông Thanh. Trong tích tắc cả 3 người thân trong gia đình ông gồm 2 người con đầu và người mẹ ruột tử vong.
”Người rừng” Hồ Văn Lang
Quá đau buồn, lại lo sợ nên ông quyết định rời khỏi làng. Khi đi, ông Thanh mang theo người con trai thứ 3 là Hồ Văn Lang cùng vào rừng. Từ bản làng Trà Kem, xã Trà Xinh, cha con ông lội bộ nhiều giờ đồng hồ và vào tận sâu trong một khu rừng có tên là rừng Apon bắt đầu cuộc sống mới chỉ có hai cha con. Ngày vào rừng sống, để không bị thú dữ ăn thịt, ông Thanh chặt những thân cây trong rừng dựng lên một ngôi nhà bé tí tẹo trên một thân cây cao 5m để hai cha con sinh sống.
Túp liều này là nơi tá túc của cha con “người rừng" suốt 40 năm qua
Một cái thang dây cũng được ông Thanh chế tác để có thể lên xuống ngôi nhà của mình. Nhìn xa nó chẳng khác nào một cái chuồng chim cu. Ban đầu, cha con “người rừng” chỉ sống dựa vào rau rừng, những cây, củ, quả hái lượm được từ rừng để cầm cự qua ngày. Sau này, hai cha con tìm được hạt lúa, hạt ngô, hạt mè thì mới lật đất gieo hạt tìm cái ăn. Ban ngày thì leo xuống khỏi nhà kiếm ăn, tối đến họ lại leo lên túp lều nhỏ để ngủ. Cứ như thế, từ năm này sang năm khác, hai cha con “người rừng” sống cuộc đời trên cây…
Chỉ mặc…khố
Hai cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh chỉ mặc khố che thân chứ không mặc bất cứ một bộ quần áo nào. Để có cái khố mặc, cha con “người rừng” đi tìm vỏ cây, dây rừng rồi mang về bện thành khố. Ngày này qua tháng khác, hai cha con chỉ có cái khố để che thân chẳng khác cái thời cách nay hàng ngàn năm về trước. Sống ở nơi rừng sâu, mỗi khi mùa đông tới sẽ chẳng có ai trụ nổi dưới cái lạnh cắt da thịt nhưng cha con “người rừng” thì lại trụ được.
Dụng cụ sinh hoạt tự chế
Ngoài khố, họ còn đan và bện thành 2 cái áo để mặc mỗi khi trời trở lạnh. Quanh nhà của cha con “người rừng” trồng rất nhiều cây thuốc lá. Thuốc lá là thứ có thể giúp cho cả hai xua đi cái lạnh giữa rừng sâu. Xung quanh nơi ở của cha con “người rừng” có rất nhiều dụng cụ do cả hai tự chế để dùng trong sinh hoạt như rìu, rựa, dao, cối,… Cả 2 vẫn nấu ăn bằng bếp lửa mà hai cha con.
Hôm đoàn người tìm đến tiếp cận và “giải cứu” hai cha con “người rừng” ra khỏi rừng, “người rừng” Hồ Văn Thanh đã yếu sức, nằm một chỗ trên chòi lá còn “người rừng” Hồ Văn Lang thì tỏ ra sợ hãi khi thấy những con người… lạ mặt xuất hiện.
Chuyện “người rừng” trở về sau hơn 40 năm đang là chủ đề bàn tán xôn xao của người dân ở vùng rừng núi Tây Trà, Quảng Ngãi.
Sống trên cây Hơn 40 năm trước, “người rừng” Hồ Văn Thanh (nay đã 82 tuổi; vốn ở xã Trà Xinh, huyện Tây Trà) cũng là một con người bình thường, một người dân tộc Cor “chính hiệu”. Thời ấy, “người rừng” Thanh còn tham gia đi bộ đội bám trụ tại vùng cách mạng địa phương. Nhưng một biến cố đã xảy ra đối với gia đình ông và thay đổi toàn bộ số phận, cuộc đời, biến ông thành một “người rừng” không hơn không kém. Đó là vào một ngày của năm 1972 khi “mưa bom, lửa đạn” còn quần thảo khắp nơi trên vùng đất Tây Trà. Mìn nổ trúng nhà của ông Thanh. Trong tích tắc cả 3 người thân trong gia đình ông gồm 2 người con đầu và người mẹ ruột tử vong.
”Người rừng” Hồ Văn Lang
Quá đau buồn, lại lo sợ nên ông quyết định rời khỏi làng. Khi đi, ông Thanh mang theo người con trai thứ 3 là Hồ Văn Lang cùng vào rừng. Từ bản làng Trà Kem, xã Trà Xinh, cha con ông lội bộ nhiều giờ đồng hồ và vào tận sâu trong một khu rừng có tên là rừng Apon bắt đầu cuộc sống mới chỉ có hai cha con. Ngày vào rừng sống, để không bị thú dữ ăn thịt, ông Thanh chặt những thân cây trong rừng dựng lên một ngôi nhà bé tí tẹo trên một thân cây cao 5m để hai cha con sinh sống.
Túp liều này là nơi tá túc của cha con “người rừng" suốt 40 năm qua
Một cái thang dây cũng được ông Thanh chế tác để có thể lên xuống ngôi nhà của mình. Nhìn xa nó chẳng khác nào một cái chuồng chim cu. Ban đầu, cha con “người rừng” chỉ sống dựa vào rau rừng, những cây, củ, quả hái lượm được từ rừng để cầm cự qua ngày. Sau này, hai cha con tìm được hạt lúa, hạt ngô, hạt mè thì mới lật đất gieo hạt tìm cái ăn. Ban ngày thì leo xuống khỏi nhà kiếm ăn, tối đến họ lại leo lên túp lều nhỏ để ngủ. Cứ như thế, từ năm này sang năm khác, hai cha con “người rừng” sống cuộc đời trên cây…
Chỉ mặc…khố
Hai cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh chỉ mặc khố che thân chứ không mặc bất cứ một bộ quần áo nào. Để có cái khố mặc, cha con “người rừng” đi tìm vỏ cây, dây rừng rồi mang về bện thành khố. Ngày này qua tháng khác, hai cha con chỉ có cái khố để che thân chẳng khác cái thời cách nay hàng ngàn năm về trước. Sống ở nơi rừng sâu, mỗi khi mùa đông tới sẽ chẳng có ai trụ nổi dưới cái lạnh cắt da thịt nhưng cha con “người rừng” thì lại trụ được.
Dụng cụ sinh hoạt tự chế
Ngoài khố, họ còn đan và bện thành 2 cái áo để mặc mỗi khi trời trở lạnh. Quanh nhà của cha con “người rừng” trồng rất nhiều cây thuốc lá. Thuốc lá là thứ có thể giúp cho cả hai xua đi cái lạnh giữa rừng sâu. Xung quanh nơi ở của cha con “người rừng” có rất nhiều dụng cụ do cả hai tự chế để dùng trong sinh hoạt như rìu, rựa, dao, cối,… Cả 2 vẫn nấu ăn bằng bếp lửa mà hai cha con.
Hôm đoàn người tìm đến tiếp cận và “giải cứu” hai cha con “người rừng” ra khỏi rừng, “người rừng” Hồ Văn Thanh đã yếu sức, nằm một chỗ trên chòi lá còn “người rừng” Hồ Văn Lang thì tỏ ra sợ hãi khi thấy những con người… lạ mặt xuất hiện.
Ngày về của cha con “người rừng”
Sau hơn 40 năm sống giữa rừng sâu, đến ngày 7/8 thì hai cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh và người con là Hồ Văn Lang mới rời rừng trở về làng gặp lại người thân trong sự lạ lẫm, de dè, sợ hãi. Nhưng không ai biết, những ngày tháng sau này, cha con “người rừng” có bỏ làng trở lại với rừng sâu nơi đã gắn kết hơn nửa cuộc đời của mình?.
Đưa cha con “người rừng” về làng
Nếu không có sự vào cuộc của chính quyền địa phương xã Trà Phong, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) thì hẳn giờ phút này cha con “người rừng” vẫn còn ở trong rừng sâu, vẫn ngủ trên căn chòi lá chót vót trên ngọn cây. Thật ra thì cách đây chừng 30 năm, sau hơn chục năm biệt vô âm tín, dân làng ở Trà Kem, xã Trà Xinh đã phát hiện cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh. Nhưng mỗi khi thấy người lạ xuất hiện là cha con “người rừng” lại chạy trốn vào rừng. Về sau, đến khi dân làng phát hiện ra chỗ ở của cha con “người rừng” thì mới xác thực đó là ông Hồ Văn Thanh, người địa phương.
Anh Hồ Văn Tri (40 tuổi), đáng sống ở xã Trà Phong, huyện Tây Trà – con ruột của Hồ Văn Thanh và là em ruột của “người rừng” Hồ Văn Lang kể là lúc nhỏ, đã từng được người bác ruột dẫn lên rừng thăm cha, thăm anh.
“Người rừng” Hồ Văn Lang đã khác sau khi rời rừng. Anh không còn mặc khố mà đã chịu mặc quần áo
Sau này Tri lớn lên thì mỗi năm cũng có vài chuyến vào rừng, gùi theo muối, mắm và nhiều thứ khác vào cho anh và cha. Nhưng mãi đến giờ, cha của Tri và anh của Tri vẫn chưa nhận ra đó là con, là em của mình. Năm này qua năm nọ, anh Tri vẫn vào rừng thăm và khuyên nhủ cha và anh về làng sống nhưng chẳng ai chịu về. Mới đây, khi anh Tri trở lại rừng thăm cha và anh thì cha anh đã yếu, không còn đủ sức đi lại, ngày nào cũng nằm co ro trên túp lều lá. Về nhà, anh Tri đã báo với chính quyền địa phương tìm cách đưa cha và anh mình về.
Sáng ngày 7/8 thì lực lượng của địa phương mới cắt rừng vào đưa cha con “người rừng” rời rừng. “Người rừng” Hồ Văn Thanh được cho lên võng để khiêng ra khỏi rừng sâu.
“Người rừng” Hồ Văn Thanh đang được chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện
Ngay sau khi đưa về đến làng, hàng trăm người dân vây kín xem “những người kỳ lạ” là cha con “người rừng”. “Người rừng” Hồ Văn Thanh cũng được đưa đến Trung tâm y tế huyện Tây Trà để thăm khám sức khỏe, truyền dịch nhưng vẫn đang rất yếu.
Nhớ rừng Trước lúc rời làng vào sống biệt lập ở rừng sâu, “người rừng” Hồ Văn Thanh biết nói tiếng đồng bào dân tộc Cor của mình nhưng sau 40 năm trở lại bản làng, con người này giờ gần như đã quên đi mọi thứ, chỉ nói được vài câu nhưng không rõ ràng. Còn “người rừng” Hồ Văn Lang thì chỉ biết í ới, nói vài câu tiếng Cor cụt ngủn, không ai hiểu rõ.
Dụng cụ che mưa được làm từ lá cây, thân cây rừng của cha con “người rừng”
Hơn một ngày sau khi từ rừng trở về làng, hai cha con “người rừng” dường như chưa thể quen và thích nghi với cuộc sống trong làng. Cả hai đều rất ít nói, đôi mắt đợm buồn, tỏ ra sợ hãi đối với tất cả những người xung quanh mình. Đưa sữa, bánh ngọt cho “người rừng” Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang thì họ vẫn ăn uống bình thường.
Con dao được cha con “người rừng” mài nhẵn, sắt nhọn từ những mảnh bom tìm thấy trong rừng
Từ lúc về nhà, ở và ngủ trong nhà người em ruột là Hồ Văn Tri, “người rừng" Hồ Văn Lang gần như cả đêm mất ngủ vì lạ lẫm, nhớ rừng. Từ lúc về đến giờ, Lang hút hết điếu thuốc lá này đến điếu thuốc lá nọ, có lúc mắt nhắm nghiền. Ở trong rừng sâu, hai cha con “người rừng” tự trồng thuốc lá để hút nên quen cái mùi rừng đặc trưng ấy cho nên lúc có thuốc lá thì Lang hút lấy hút để như thể để bớt nhớ rừng sâu.
Lang được người nhà đưa lên Trung tâm y tế huyện Tây Trà thăm cha, khi vừa bước vào phòng cha, thấy cha đang nằm trên giường bệnh, tay đang truyền dịch, Lang í ới với những câu không rõ nghĩa tỏ vẻ lo sợ và ra hiệu đưa cha về. Sau một lúc trấn an thì Lang mới đồng ý để cha nằm lại bệnh viện còn mình trở về nhà của người em ruột. Lang ngồi bệnh xuống nền nhà rồi đưa mắt nhìn chăm chăm về hướng rừng sâu, núi thẳm khi đang nhai vội miếng trầu rừng.
Đưa cha con “người rừng” về làng
Nếu không có sự vào cuộc của chính quyền địa phương xã Trà Phong, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) thì hẳn giờ phút này cha con “người rừng” vẫn còn ở trong rừng sâu, vẫn ngủ trên căn chòi lá chót vót trên ngọn cây. Thật ra thì cách đây chừng 30 năm, sau hơn chục năm biệt vô âm tín, dân làng ở Trà Kem, xã Trà Xinh đã phát hiện cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh. Nhưng mỗi khi thấy người lạ xuất hiện là cha con “người rừng” lại chạy trốn vào rừng. Về sau, đến khi dân làng phát hiện ra chỗ ở của cha con “người rừng” thì mới xác thực đó là ông Hồ Văn Thanh, người địa phương.
Anh Hồ Văn Tri (40 tuổi), đáng sống ở xã Trà Phong, huyện Tây Trà – con ruột của Hồ Văn Thanh và là em ruột của “người rừng” Hồ Văn Lang kể là lúc nhỏ, đã từng được người bác ruột dẫn lên rừng thăm cha, thăm anh.
“Người rừng” Hồ Văn Lang đã khác sau khi rời rừng. Anh không còn mặc khố mà đã chịu mặc quần áo
Sau này Tri lớn lên thì mỗi năm cũng có vài chuyến vào rừng, gùi theo muối, mắm và nhiều thứ khác vào cho anh và cha. Nhưng mãi đến giờ, cha của Tri và anh của Tri vẫn chưa nhận ra đó là con, là em của mình. Năm này qua năm nọ, anh Tri vẫn vào rừng thăm và khuyên nhủ cha và anh về làng sống nhưng chẳng ai chịu về. Mới đây, khi anh Tri trở lại rừng thăm cha và anh thì cha anh đã yếu, không còn đủ sức đi lại, ngày nào cũng nằm co ro trên túp lều lá. Về nhà, anh Tri đã báo với chính quyền địa phương tìm cách đưa cha và anh mình về.
Sáng ngày 7/8 thì lực lượng của địa phương mới cắt rừng vào đưa cha con “người rừng” rời rừng. “Người rừng” Hồ Văn Thanh được cho lên võng để khiêng ra khỏi rừng sâu.
“Người rừng” Hồ Văn Thanh đang được chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện
Ngay sau khi đưa về đến làng, hàng trăm người dân vây kín xem “những người kỳ lạ” là cha con “người rừng”. “Người rừng” Hồ Văn Thanh cũng được đưa đến Trung tâm y tế huyện Tây Trà để thăm khám sức khỏe, truyền dịch nhưng vẫn đang rất yếu.
Nhớ rừng Trước lúc rời làng vào sống biệt lập ở rừng sâu, “người rừng” Hồ Văn Thanh biết nói tiếng đồng bào dân tộc Cor của mình nhưng sau 40 năm trở lại bản làng, con người này giờ gần như đã quên đi mọi thứ, chỉ nói được vài câu nhưng không rõ ràng. Còn “người rừng” Hồ Văn Lang thì chỉ biết í ới, nói vài câu tiếng Cor cụt ngủn, không ai hiểu rõ.
Dụng cụ che mưa được làm từ lá cây, thân cây rừng của cha con “người rừng”
Hơn một ngày sau khi từ rừng trở về làng, hai cha con “người rừng” dường như chưa thể quen và thích nghi với cuộc sống trong làng. Cả hai đều rất ít nói, đôi mắt đợm buồn, tỏ ra sợ hãi đối với tất cả những người xung quanh mình. Đưa sữa, bánh ngọt cho “người rừng” Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang thì họ vẫn ăn uống bình thường.
Con dao được cha con “người rừng” mài nhẵn, sắt nhọn từ những mảnh bom tìm thấy trong rừng
Từ lúc về nhà, ở và ngủ trong nhà người em ruột là Hồ Văn Tri, “người rừng" Hồ Văn Lang gần như cả đêm mất ngủ vì lạ lẫm, nhớ rừng. Từ lúc về đến giờ, Lang hút hết điếu thuốc lá này đến điếu thuốc lá nọ, có lúc mắt nhắm nghiền. Ở trong rừng sâu, hai cha con “người rừng” tự trồng thuốc lá để hút nên quen cái mùi rừng đặc trưng ấy cho nên lúc có thuốc lá thì Lang hút lấy hút để như thể để bớt nhớ rừng sâu.
Lang được người nhà đưa lên Trung tâm y tế huyện Tây Trà thăm cha, khi vừa bước vào phòng cha, thấy cha đang nằm trên giường bệnh, tay đang truyền dịch, Lang í ới với những câu không rõ nghĩa tỏ vẻ lo sợ và ra hiệu đưa cha về. Sau một lúc trấn an thì Lang mới đồng ý để cha nằm lại bệnh viện còn mình trở về nhà của người em ruột. Lang ngồi bệnh xuống nền nhà rồi đưa mắt nhìn chăm chăm về hướng rừng sâu, núi thẳm khi đang nhai vội miếng trầu rừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn