Xem Video: Cầu Rồng TP Đà Nẵng
Khánh thành 'rồng thép lớn nhất thế giới'
Sáng nay, cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) đã được khánh thành và thông xe đúng dịp kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng Đà Nẵng. Nằm cách đó một km, cầu Trần Thị Lý mô phỏng hình cánh buồm cũng được thông xe.
Khởi công tháng 7/2009, cầu Rồng có tổng chiều dài 666 mét, rộng 37,5 mét, mỗi chiều có 3 làn xe và vỉa hè dành cho người đi bộ, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Cầu mô phỏng hình dáng con rồng thời Lý bay ra biển Đông với nhịp thép có tổng chiều dài 568 mét, nặng gần 9.000 tấn. Đây là cây cầu có kiến trúc độc đáo được Tập đoàn Louis Berger (Mỹ) thiết kế dạng vòm thép đơn duy nhất tại khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Mời các bạn xem: Con Rồng thời Lý về Đà Nẵng
Khởi công tháng 7/2009, cầu Rồng có tổng chiều dài 666 mét, rộng 37,5 mét, mỗi chiều có 3 làn xe và vỉa hè dành cho người đi bộ, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Cầu mô phỏng hình dáng con rồng thời Lý bay ra biển Đông với nhịp thép có tổng chiều dài 568 mét, nặng gần 9.000 tấn. Đây là cây cầu có kiến trúc độc đáo được Tập đoàn Louis Berger (Mỹ) thiết kế dạng vòm thép đơn duy nhất tại khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Mời các bạn xem: Con Rồng thời Lý về Đà Nẵng
Sáng cùng ngày, UBND TP Đà Nẵng cũng cắt băng khánh thành cầu Trần Thị Lý với hình dáng mô phỏng cánh buồm căng gió trên sông Hàn. Cầu được khởi công tháng 4/2010, dài 731 mét, rộng 34,5 mét, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Cầu có một trụ tháp bằng bê tông cốt thép nghiêng 12 độ, có 3 mặt dây văng và không có thiết kế dạng ngàm cứng như các cầu dây văng thông thường mà được liên kết cứng với đầm mặt cầu, tựa trên trụ S5 thông qua gối cầu hình chỏm để giảm kích thước bệ móng, tiết kiệm vật liệu.
Hai cây cầu này nằm trên hai trục giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng, kết nối khu vực trung tâm thành phố với hai quận ven biển là Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, góp phần hoàn chỉnh quy hoạch, giảm ùn tắc giao thông. Đây cũng là hai cây cầu được xem là biểu tượng của thành phố biển.
Hiện có 6 cây cầu bắc qua sông Hàn gồm cầu sông Hàn (còn gọi là cầu quay), cầu Thuận Phước, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Tiên Sơn. Cầu Trần Thị Lý nằm ngay sát cầu Nguyễn Văn Trỗi và được làm để thay thế cây cầu cũ này.
Cầu không tay vịn anh cũng lần anh qua
Thơ nối:
Trả lờiXóaAnh qua đến tận đầu rồng
Quên đi bao nỗi long đong chờ phà
( Cảm tác theo hai câu thơ lục bát bên trên. Chúc mừng Đà Nẵng quê mình có thêm cầu rồng mới nỗi danh khắp thế giới vừa mới hoàn thành.)
NK
Những nổi niêm từ lòng quê
Trả lờiXóaNNX
Từ khi có loài người thì thiên hạ thích gì làm nấy (nhân sinh quý thích chí)xấu -đẹp cũng vô cùng. Quê tôi vốn Quảng Nam mà ân thanh của con người địa phương phát ra là "Hoảng Nôm", nghe nó nằng nặng cái mộc mạc chất phác dể thương đến làm sao. Từ khi thi đậu vào trường công lập, xuống phố đi học, luc s đó tôi mới 12-13 tuổi gì đó, mấy thằng bạn học ở phố hay nhái theo tiếng tôi nói, tức lắm nhưng chỉ cười trừ, rồi dần dần tôi nói cung lai lai như tiếng của tụi nó. Sau những năm học đó rồi chuyể đi học tận Sài gòn, hầu như tôi quên rằng tôi phát âm kiểu âm thanh chất giọng miền nào, và những đứa bạn như tôi nói ra tôi cũng không để ý nhưng có dịp đi sâu về làng quê xa Quảng Nam, nghe lại chất giọng của quê mình...Nghe nó sâu lắng và gần gũi thân thương làm sao. (thường thì tôi hay móc túi cho các ông bà già mấy đồng, như gọi là chào hỏi biết ơn).
Hôm nay nghe ca sĩ Ánh Tuyết hát theo kiểu giọng Quảng Nam chay, nếu một đôi câu theo kiểu Hoài Linh thì vui nhộn và sôi động không khí. Còn hát cả bài như cô ca sĩ A.T kia tôi nghe nó sao sao đâu, giống như ai đem giọng nói của xứ mình ra bôi nhọ, tôi hơi bực mình. Bởi vì giọng quê tôi phát âm không đúng chính tả Việt ngữ như những giọng tại thành phố Đà Nẵng. Không hiểu vì sao Đà Nẵng cũng là Quảng Nam mà cái giọng lại khác. Thành ra thấy Ánh Tuyết và Đàm Vĩnh Hưng trong Video "bước chân miền Trung" là tôi ghét vô cùng.
Hôm nay 29-3-2013 thành phố Đà Nẵng khánh thành 2 cái cầu là "Cầu Rồng" và cầu "Trần thị Lý", Cả nước hồ hởi hoan nghênh chào đón, theo các báo nói là mỗi cầu giá xây dựng khoảng 1.400 tỉ. Nhìn chung là thành phố có khang trang hơn, Nhưng xây cầu sao nhiều quá thế. Riêng nôi thành đã có hơn 10 cây cầu !!!
"Ôi quê ta bánh đa bánh đúc..." của Phó Đức Phương nói ...mà chừ tìm đỏ mắt ở Đà nẵng cho ra nơi nào bán bánh đúc thì...không biết có không ! vì thứ bánh khó làm mà ăn thì dở tệ, thiệt là quê hương trắng mượt cánh cò... khói lam chiều đậu điệu hò bến sông. NNX
Tôi NH đồng ý với ý tưởng của bạn. Tôi cũng xa Đà nẵng hơn mấy chục năm rồi, nhưng tôi vẫn giữ được giọng nói của quê hương tôi. Đất Quãng nam chưa mưa đà thấm. Ôi cái âm điệu mộc mạc và duyên dáng làm sao! Tôi nhớ có một lần về quê, tôi lại một người bạn nhận xét về tôi: sao mi đi lâu rứa mà vẫn không thay đổi giọng nói. Tôi cười và nói mình thích cái giọng nói này.
Trả lờiXóaHôm nay nghe ca sĩ AT hát nhạc giọng QN mình rất thích nghe, nhưng có đôi chổ mình thấy AT hát vẫn còn lai nhiều lắm, thoạt nghe qua giống như là nhại và pha giọng. Nhưng dù sao đi nửa cũng cám ơn AT đã gợi lại những âm điệu của quê hương mình. Một thời đã yêu và một thời để nhớ.