TÂM SỰ MAI SAU
Ngô Nguyên Xuân
Tám mươi năm một dòng trôi
Thời gian như núi trên đồi ...tóc sương
Thầy ơi còn một ngôi trường
Người ta quên mất trong vườn Khổng Nho
Là tình Thầy - tình Học trò
Tình viếng thăm lúc khoẻ cho...đến già
Tám mươi năm tím đồi hoa
Còn nhớ nhau mà người ta ... không bày
Tình Thầy : khối óc - đôi tay
Thì xin giữ lấy đến ngày ... tóc sương
(Kính dâng tặng quý Thầy)
BẠN BÈ TÔI
Ngô Nguyên Xuân
Bạn bè tôi ! Ngồi đây dăm bảy đứa
Nắng quê nhà, tình cờ tao ngộ nhau
Bao nhiêu năm bến đời lùa giông bão
Xa trường xưa, mơ ước chuyện công hầu
Bạn bè tôi ! Ngày xưa chung một lớp
học chung trường đầy ắp tuổi hoa niên
Hoà kỷ niệm vào nắng mưa tha thiết
Ngựa tung bờm, luý tuý...bóng chiều nghiêng
Tôi vẫn hát lời xưa như lời ...tóc
Dẫu thay màu nhưng...không đổi màu thương
Bạn bè tôi ! vẫn gọi là "bạn học"
Luyến thương nhau từ thuở gặp...chung trường
Mưa nắng gọi...quê nhà từng tuổi nhớ
Nẽo thị thành đâu ước nguyện mai sau
mà vẫn gặp...bến hẹn hò tương ngộ
Dẫu cuộc đời tan tát chuyện thương đau
Bữa ngồi lại bên cầu ôn chuyện cũ
Chuyện hợp tan sương gió chuyển theo mùa
Vẫn còn gọi "mầy - tau" dù bạc tóc
Vẫn còn nhau...ngày ấy: Bến đò xưa
Ở BÊN PHÍA ẤY
Ngô Nguyên Xuân
Hình như chừ vẫn còn... mà tan loãng
Ở phía ấy mơ hồ tình bạn
Tình học trò gợi nhớ thuở cỏ non
Điệu mùa thu gợi lại ví von
Mất chẳng mất, còn chẳng còn... Tâm tưởng!
Người đã đi - đã đi qua ...không ai đón
Người đi rồi, nghe mất mát... trời mây
Cơn gió nhẹ hôm nào thoang thoảng qua đây
Gió đi rồi, cớ sao lòng lại nhớ
Không gian ấy...dẫu có đi, không ở
Người đi rồi... trăn trở với hư không
Một chút mù sương, một tý bềnh bồng!
Mang theo hoài một hành trang tưởng nhớ
Mai rồi mai...ở trên tầng cao nớ!
Một thoáng mây bay...bay mãi trong hồn.
TẠ CHỐN SINH
Ngô Nguyên Xuân
Trăng vẫn sáng...Nguyên tiêu đầy bên cửa
Ngậm sương đêm... tháng giêng - bếp lửa
Nhớ làm sao hơi ấm mẹ truyền trao
Sáu mươi năm, một lần khóc...để chào
Đời đa đoan, đời vô thường... vẫn sống
Đời càng khổ,...lại càng vươn ước mộng
Niềm" lợi - tha " chan chứa một niềm tin
Hai niềm vui trong cõi tục đảo điên
Nến lửa thắp... đêm tơ trời lồng lộng
Chút sâu lắng phổ lên bờ cõi mộng
Lòng chứa chan...hoài niệm Mẹ Cha xưa
Gánh thời gian đổ xuống nắng cùng mưa
Mùa cực lạc gát lên đầu...tuổi nhớ
Xin trần gian...từ đây hoà nhịp thở
Sáu mươi năm còn....tiếng khóc đầu đời
Tạ ơn Cha, ơn Mẹ, tạ ơn đời
Ơn bè bạn, ơn Sư Thầy, ơn tất cả
NGÀY ẤY ... TRƯỜNG TÔI
Ngô Nguyên Xuân
Không biết cái cảm giác ấy có tự bao giờ, cứ mỗi lần có dịp đi ngang trường, dù không nhìn vào, lòng tôi cũng nôn nao kỳ lạ. Vậy là tâm trí tôi thức dậy bao hình ảnh từ bạn bè, lớp học, thầy cô... Có phải vì nơi đây tuổi thơ tôi đã hằn in những kỷ niệm đầu đời hay là dấu ấn một thời vẻ vang của tuổi trẻ. Vâng! Thời đất nước chiến tranh mà lại được đi học, mà lại học ở một ngôi trường nổi tiếng trong thành phố. Thật là vinh dự!
Trường tôi - trường Kỷ thuật Đà nẵng - tọa lạc trên một khuôn viên rộng và bằng phẳng, dựa lưng vào biển Thanh bình, lấy đường Cao Thắng làm bình phong phia trước.
Sau chiếc cổng rộng là con đường lát đá dăm dẫn vào tòa nhà văn phòng của trường. Tòa nhà này như chiếc đầu tàu chẻ ra hai dãy cao ốc như hai be tàu: giữa có hồ nước rồi sân bóng rổ và sân cầu lông. Cuối hai dãy cao ốc trổ về đông là một dãy nhà xưởng học nghề. Dãy nhà xưởng cao rộng có mái hình zíc zắc như những cánh buồm xẻ gió vượt trùng khơi để đến những bến bờ thành đạt.
Ngày xưa nhà văn Thanh Tịnh nhìn ngôi trường lần đầu tiên đi học và hồi tưởng lại cái đình làng Hòa Ấp: Thân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè vắng lặng. Và bây giờ tôi cũng nghe ra dãy nhà xưởng của trường tôi thân nó rộng, mình nó cao vòi vọi bên biển Thanh Bình mang ước mơ cho các học sinh áo xanh, áo trắng một thời ở nơi này.
Sân trường là một thảm cỏ xanh rộng vuông vức, bao bọc bởi một hàng dương trồng kết đôi làm bóng mát cho trường. Chiếc trụ cờ cao ngút, để mỗi sáng thứ hai thầy hiệu trưởng nói chuyện với học trò sau lễ chào cờ và cùng hát quốc ca.
Dọc sau cao ốc phía tây là một thảm sân cỏ rộng làm sân bóng đá. Chính nơi đây mỗi chiều các học sinh áo xanh đã tự nâng cao kỹ năng đá bóng để rồi vào các Đại hội thể thao của thành phố trường KTDN nhiều năm đạt giải vô địch bóng đá thành phố.
Trước dãy cao ốc phía đông là con đường đất rộng chạy vòng qua dãy nhà xưởng, nơi đây còn có sân bóng chuyền. Tôi nhớ có lần anh Kanu, học sinh người miền cao, bộ tộc Kadong hay Mơ nông gì đó là tay đập bóng chuyền xuất sắc đã giúp trường giành giải nhiều lần trong các kỳ đại hội thể thao.
Đằng sau dãy xưởng là nhà để xe của học sinh và một khoảng đất rộng, có một dãy nhà Ký túc xá cho các học sinh ở xa về ở trọ để đi học. Chính nơi đây đã lưu dấu nhiều kỷ niệm thời “làm học trò”: cùng nhau vui đùa, ca hát, lấy soong và nắp vung làm trống gõ lăng căng và làm đủ các trò thật tinh nghịch của tuổi thơ mới lớn.
Trường tôi đấy: dũng mãnh như con tàu vượt đại dương, bao dung như tình cha nghĩa mẹ và thân thiết như tình đồng môn với bao ấm áp, xẻ chia trong những năm tháng học hành đồng điệu.
Thầy cô tôi: bao thế hệ trí thức, những nhân sĩ của cuộc đời này đã gieo trãi cho chúng tôi những kiến thức và đạo đức ở đời để bây giờ ... còn gặp nhau là có cái ôm nhau bằng dòng nước mắt thân yêu chia sớt nỗi niềm.
Bây giờ biến cố của đất nước đã lấy đi tên trường, lấy đi những sân bóng, thảm cỏ xanh mà thay vào đó là các căn nhà tư của ai đó có chức có quyền một thời. Nhưng vinh hạnh thay bóng dáng ngôi trường tôi vẫn còn đó, còn để chúng tôi về họp mặt, ôn lại những buồn vui xưa tuổi nhỏ một thời chứ không như trường Sao mai, Phan chu Trinh, Thọ Nhân, Pascal, Nữ trung học, Nam tiểu học ... đã bị xóa sạch chẳng còn một dấu tích gì !!!
Ngày xưa Nguyễn gia thiều từng nói:
Trăm năm nào có gì đâu
Chẳng qua là nắm cỏ khâu xanh rì
Vậy mà mới hơn bốn mươi năm đã “vật đổi sao dời”. Tôi ngậm ngùi cái triết lý “đối tính nhị nguyên”: “cái gì có sinh ra thì có mất đi”, vấn đề là thời gian!
Ôi thời gian! vô tận của vô thường !!!
Ta đi rồi, góc nhỏ đứng bâng khuâng
Hồn đá tảng dựng nền trời mơ ước
Em ở lại, tháng ngày vàng .. tha thướt
Dài nhớ thương ... vời vợi... gót đợi mùa.
Ngô Nguyên Xuân
Tám mươi năm một dòng trôi
Thời gian như núi trên đồi ...tóc sương
Thầy ơi còn một ngôi trường
Người ta quên mất trong vườn Khổng Nho
Là tình Thầy - tình Học trò
Tình viếng thăm lúc khoẻ cho...đến già
Tám mươi năm tím đồi hoa
Còn nhớ nhau mà người ta ... không bày
Tình Thầy : khối óc - đôi tay
Thì xin giữ lấy đến ngày ... tóc sương
(Kính dâng tặng quý Thầy)
BẠN BÈ TÔI
Ngô Nguyên Xuân
Bạn bè tôi ! Ngồi đây dăm bảy đứa
Nắng quê nhà, tình cờ tao ngộ nhau
Bao nhiêu năm bến đời lùa giông bão
Xa trường xưa, mơ ước chuyện công hầu
Bạn bè tôi ! Ngày xưa chung một lớp
học chung trường đầy ắp tuổi hoa niên
Hoà kỷ niệm vào nắng mưa tha thiết
Ngựa tung bờm, luý tuý...bóng chiều nghiêng
Tôi vẫn hát lời xưa như lời ...tóc
Dẫu thay màu nhưng...không đổi màu thương
Bạn bè tôi ! vẫn gọi là "bạn học"
Luyến thương nhau từ thuở gặp...chung trường
Mưa nắng gọi...quê nhà từng tuổi nhớ
Nẽo thị thành đâu ước nguyện mai sau
mà vẫn gặp...bến hẹn hò tương ngộ
Dẫu cuộc đời tan tát chuyện thương đau
Bữa ngồi lại bên cầu ôn chuyện cũ
Chuyện hợp tan sương gió chuyển theo mùa
Vẫn còn gọi "mầy - tau" dù bạc tóc
Vẫn còn nhau...ngày ấy: Bến đò xưa
Ở BÊN PHÍA ẤY
Ngô Nguyên Xuân
Hình như chừ vẫn còn... mà tan loãng
Ở phía ấy mơ hồ tình bạn
Tình học trò gợi nhớ thuở cỏ non
Điệu mùa thu gợi lại ví von
Mất chẳng mất, còn chẳng còn... Tâm tưởng!
Người đã đi - đã đi qua ...không ai đón
Người đi rồi, nghe mất mát... trời mây
Cơn gió nhẹ hôm nào thoang thoảng qua đây
Gió đi rồi, cớ sao lòng lại nhớ
Không gian ấy...dẫu có đi, không ở
Người đi rồi... trăn trở với hư không
Một chút mù sương, một tý bềnh bồng!
Mang theo hoài một hành trang tưởng nhớ
Mai rồi mai...ở trên tầng cao nớ!
Một thoáng mây bay...bay mãi trong hồn.
TẠ CHỐN SINH
Ngô Nguyên Xuân
Trăng vẫn sáng...Nguyên tiêu đầy bên cửa
Ngậm sương đêm... tháng giêng - bếp lửa
Nhớ làm sao hơi ấm mẹ truyền trao
Sáu mươi năm, một lần khóc...để chào
Đời đa đoan, đời vô thường... vẫn sống
Đời càng khổ,...lại càng vươn ước mộng
Niềm" lợi - tha " chan chứa một niềm tin
Hai niềm vui trong cõi tục đảo điên
Nến lửa thắp... đêm tơ trời lồng lộng
Chút sâu lắng phổ lên bờ cõi mộng
Lòng chứa chan...hoài niệm Mẹ Cha xưa
Gánh thời gian đổ xuống nắng cùng mưa
Mùa cực lạc gát lên đầu...tuổi nhớ
Xin trần gian...từ đây hoà nhịp thở
Sáu mươi năm còn....tiếng khóc đầu đời
Tạ ơn Cha, ơn Mẹ, tạ ơn đời
Ơn bè bạn, ơn Sư Thầy, ơn tất cả
NGÀY ẤY ... TRƯỜNG TÔI
Ngô Nguyên Xuân
Không biết cái cảm giác ấy có tự bao giờ, cứ mỗi lần có dịp đi ngang trường, dù không nhìn vào, lòng tôi cũng nôn nao kỳ lạ. Vậy là tâm trí tôi thức dậy bao hình ảnh từ bạn bè, lớp học, thầy cô... Có phải vì nơi đây tuổi thơ tôi đã hằn in những kỷ niệm đầu đời hay là dấu ấn một thời vẻ vang của tuổi trẻ. Vâng! Thời đất nước chiến tranh mà lại được đi học, mà lại học ở một ngôi trường nổi tiếng trong thành phố. Thật là vinh dự!
Trường tôi - trường Kỷ thuật Đà nẵng - tọa lạc trên một khuôn viên rộng và bằng phẳng, dựa lưng vào biển Thanh bình, lấy đường Cao Thắng làm bình phong phia trước.
Sau chiếc cổng rộng là con đường lát đá dăm dẫn vào tòa nhà văn phòng của trường. Tòa nhà này như chiếc đầu tàu chẻ ra hai dãy cao ốc như hai be tàu: giữa có hồ nước rồi sân bóng rổ và sân cầu lông. Cuối hai dãy cao ốc trổ về đông là một dãy nhà xưởng học nghề. Dãy nhà xưởng cao rộng có mái hình zíc zắc như những cánh buồm xẻ gió vượt trùng khơi để đến những bến bờ thành đạt.
Ngày xưa nhà văn Thanh Tịnh nhìn ngôi trường lần đầu tiên đi học và hồi tưởng lại cái đình làng Hòa Ấp: Thân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè vắng lặng. Và bây giờ tôi cũng nghe ra dãy nhà xưởng của trường tôi thân nó rộng, mình nó cao vòi vọi bên biển Thanh Bình mang ước mơ cho các học sinh áo xanh, áo trắng một thời ở nơi này.
Sân trường là một thảm cỏ xanh rộng vuông vức, bao bọc bởi một hàng dương trồng kết đôi làm bóng mát cho trường. Chiếc trụ cờ cao ngút, để mỗi sáng thứ hai thầy hiệu trưởng nói chuyện với học trò sau lễ chào cờ và cùng hát quốc ca.
Dọc sau cao ốc phía tây là một thảm sân cỏ rộng làm sân bóng đá. Chính nơi đây mỗi chiều các học sinh áo xanh đã tự nâng cao kỹ năng đá bóng để rồi vào các Đại hội thể thao của thành phố trường KTDN nhiều năm đạt giải vô địch bóng đá thành phố.
Trước dãy cao ốc phía đông là con đường đất rộng chạy vòng qua dãy nhà xưởng, nơi đây còn có sân bóng chuyền. Tôi nhớ có lần anh Kanu, học sinh người miền cao, bộ tộc Kadong hay Mơ nông gì đó là tay đập bóng chuyền xuất sắc đã giúp trường giành giải nhiều lần trong các kỳ đại hội thể thao.
Đằng sau dãy xưởng là nhà để xe của học sinh và một khoảng đất rộng, có một dãy nhà Ký túc xá cho các học sinh ở xa về ở trọ để đi học. Chính nơi đây đã lưu dấu nhiều kỷ niệm thời “làm học trò”: cùng nhau vui đùa, ca hát, lấy soong và nắp vung làm trống gõ lăng căng và làm đủ các trò thật tinh nghịch của tuổi thơ mới lớn.
Trường tôi đấy: dũng mãnh như con tàu vượt đại dương, bao dung như tình cha nghĩa mẹ và thân thiết như tình đồng môn với bao ấm áp, xẻ chia trong những năm tháng học hành đồng điệu.
Thầy cô tôi: bao thế hệ trí thức, những nhân sĩ của cuộc đời này đã gieo trãi cho chúng tôi những kiến thức và đạo đức ở đời để bây giờ ... còn gặp nhau là có cái ôm nhau bằng dòng nước mắt thân yêu chia sớt nỗi niềm.
Bây giờ biến cố của đất nước đã lấy đi tên trường, lấy đi những sân bóng, thảm cỏ xanh mà thay vào đó là các căn nhà tư của ai đó có chức có quyền một thời. Nhưng vinh hạnh thay bóng dáng ngôi trường tôi vẫn còn đó, còn để chúng tôi về họp mặt, ôn lại những buồn vui xưa tuổi nhỏ một thời chứ không như trường Sao mai, Phan chu Trinh, Thọ Nhân, Pascal, Nữ trung học, Nam tiểu học ... đã bị xóa sạch chẳng còn một dấu tích gì !!!
Ngày xưa Nguyễn gia thiều từng nói:
Trăm năm nào có gì đâu
Chẳng qua là nắm cỏ khâu xanh rì
Vậy mà mới hơn bốn mươi năm đã “vật đổi sao dời”. Tôi ngậm ngùi cái triết lý “đối tính nhị nguyên”: “cái gì có sinh ra thì có mất đi”, vấn đề là thời gian!
Ôi thời gian! vô tận của vô thường !!!
Ta đi rồi, góc nhỏ đứng bâng khuâng
Hồn đá tảng dựng nền trời mơ ước
Em ở lại, tháng ngày vàng .. tha thướt
Dài nhớ thương ... vời vợi... gót đợi mùa.
Kim Loan at 11/01/2012 11:06 pm comment
That cam dong , Cam on da thay loi tam su cua moi nguoi ve mot thoi da qua ! Chuac anh nhieu sauc khoe de sang tac duoc nhieu hon the nua !
Unquestionably believe that which you stated. Your favorite reason appeared to be on the net the
Trả lờiXóasimplest thing to be aware of. I say to you, I
certainly get irked while people consider worries that they just do not
know about. You managed to hit the nail upon the top and defined out the whole thing
without having side-effects , people could take a signal.
Will likely be back to get more. Thanks
My web site ... 18 inch dishwasher, ,
Lâu lâu xem lại thấy còn hay...
Trả lờiXóa