Ngô Nguyên Xuân
Bầu trời dang tay đón nhận
Tấm thân người từ bỏ trần gian
Vẫn có mây cao, ánh sáng Thiên đàng
Vậy là! người đã về với niềm yên vị
Còn lại đây bao tấm lòng ...tri kỹ
Thắp nén hương ... thân tiển người qua
Bến đò đời vẫy bút chia xa
Còn lại đây niềm thương với tiếc.
……………….
Trãi lòng thắp nén tâm hương
Mai sau về lại ngôi trường thân yêu
Thầy Cô đã gát mái chèo
Mà con đò vẫn còn neo bến nầy
"Một chữ Thầy, nửa chữ Thầy"
Tình "Quân-Sư-Phụ"cứ đầy bước chân...
NNX kính nhớ
QUÊ HƯƠNG
Học trò trở lại trường sau những ngày hè oi ả, hàng cây ven đường im lặng chờ mưa. Con người vẫn xuôi ngược với cuộc sống mang bao màu sắc khác nhau. Nơi ấy tồn tại một cộng đồng của một nhóm người qua biết bao thế hệ và làm nhiều việc khác nhau để sinh tồn. Nơi ấy, mảnh đất ấy, con sông ấy, vùng đất vùng trời ấy người ta gọi là quê hương. Vâng! quê hương, cái tên gọi mà từng nhóm người có cùng chung một sự giống nhau đã yêu thương, đã gắn bó, đã vun bồi, đã tô vẽ và đã… hy sinh cả thân mình để gìn giữ cho mai sau. Cho mai sau! một mong ước ngàn đời mà con cháu và các thế hệ nối tiếp có chỗ để mà tồn sinh - ngã lưng nằm.
Quê hương! nó có đủ tất cả không gian và thời gian, nó có đủ ba thời: quá khứ, hiện tại, tương lai. Quê hương! cái tên gọi mà nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc đã dùng nhiều cách để chỉ trỏ nhưng cá biệt danh từ đó vẫn chưa bao hàm hết ý nghĩa của nó. Các nhà thơ đã dùng nhiều từ để gọi quê hương, từ cụ thể đến trừu tượng, đại để quê hương là chùm khế ngọt, là hàng dâm bụt, là hồng tím dậu mồng tơi, là con đò nhỏ, là cầu tre nhỏ, là cánh diều biếc, là đêm trăng tỏ…
Còn NNX thì gọi như thế này:
Quê hương là tuổi thơ mình
Cánh cò đồng vọng âm thanh sáo diều
Là lũy tre, quán chợ nghèo
Là bến sông, con đò theo bốn mùa.
Và cũng là mọi cách gọi của đời sống con người thì làm sao nói cho hết được ý nghĩa của quê hương:
Quê hương mình là ngày xưa
Vầng gieo lục bát hò đưa mái tình
Là cây đa, là bến đình
Là cổng làng dẫn đường quanh quất về.
Quê hương Việt Nam từ thuở Lạc Long Quân mở nước mang hình ảnh tự hào là con Rồng cháu Tiên – hai hình ảnh tuy rằng chúng ta chỉ biết trong huyền thoại – nhưng đấy là cái gì thiêng liêng cao cả mà ngôn ngữ không thể diễn nói hết được:
Châu Hoan, châu Ái ngày xưa
Châu Phong dựng cõi cho vua Hùng về
Văn Lang - Việt Nam đề huề
Nghìn năm văn hiến là quê hương mình
Như vậy truyền nhau kéo dài mãi trên mảnh đất quê hương và tìm mọi cách chống chọi với thiên nhiên. Từ cách làm cái để trú nắng che mưa mà ta gọi là “nhà”, nó quầng tụ lại với nhau để bảo vệ lẫn nhau ta gọi là “xóm”, to hơn nữa gọi là “làng”. Và “tình làng nghĩa xóm” đã trở thành một câu tục ngữ. Những nhà liền kề nhau gọi là “láng giềng”, và sự bảo bọc lẫn nhau trong đời sống đã hình thành câu tục ngữ “Bà con xa không bằng láng giềng gần”. Ôi! thắm thiết vô cùng!
Quê hương mình vốn nhỏ bé và nghèo, nhưng chiến tranh từ thời mở nước đến nay khiến đời sống khó khăn và có lúc lầm than! Mái nhà tranh là hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam và những cánh đồng lúa, rẫy sắn, nương khoai như là sự sống duy nhất của người dân. Sự chung tay góp sức cùng làm ra “cái ăn” đã khiến họ gần gũi với nhau để rồi có lúc phải đi xa, tâm hồn đã bật ra:
Thương quê nhớ mái nhà tranh
Tiếng hò đập lúa sân đình đêm trăng (NNX)
Quê hương ta có ba miền Nam-Trung-Bắc, nhưng miền Trung hằng năm thường bị thiên tai bão lụt cho nên đời sống vô cùng gian khổ: “Quê hương em nghèo lắm ai ơi! Mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn” (Tiếng sông Hương – PĐC). Còn miền Nam với đồng ruộng mênh mông, cây xanh bốn mùa thơm lành trái ngọt, trai gái ra đồng, đời sống ấm no, thanh bình an lạc:
Quê hương em bóng dừa ấp ủ diệu êm
Những chiều trăng rọi bên thềm
vẳng những tiếng cười vui hiền
(Trăng Phương Nam, nhạc Anh Hoa)
Quê hương không phải niềm mong đợi như trai gái yêu nhau, chờ nhau nhưng vẫn có nỗi chờ mong. Quê hương không phải giống như cha mẹ nuôi con, che chắn đỡ đần, ấp ủ mà vẫn có đủ tinh thần đó. Và quê hương có đủ nghìn cách để nói về, nhưng đứng một phía thì chưa hàm đủ ý nghĩa, cho nên trong ca dao dân ca, trong thơ, trong nhạc, quê hương vẫn là chất xúc tác để đậm đà hương vị:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sút chỉ đường tà
Vợ anh chưa có! mẹ già chưa khâu. (Ca dao)
Tại sao không tát nước ở đồng ruộng, ở giếng ao mà tát ở đầu đình???! Tại sao không để áo chỗ khác mà để trên cành hoa sen? Thì ra bến đình, cây đa, hoa sen… là những hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam . Cộng sen rất mềm, rất dễ xiêu vẹo, làm sao nâng giữ được một cái áo. Chẳng qua người bình dân đã mượn ảnh để diễn từ một cách khôn khéo để có cớ mà làm quen với người thôn nữ: vốn e ấp, thẹn thùng, dịu dàng trong nếp dân dã.
Quê hương có muôn trùng niềm hoài cảm mà chuyện hợp tan của bên bồi bên lỡ đã để lại lời hát ru:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều.
Hoặc ở Quảng Nam Đà Nẵng có lời hát của gái trai yêu nhau, nhắc nhở nhau trong lời hò khoan đối đáp:
Ngó lên hòn Kẽm đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng lắm “bậu” ơi.
Và lời đối đáp lại:
Thương cha nhớ mẹ thì về
Nhược bằng thương “kiển” nhớ quê thì đừng.
Nếu đem những câu này ra bình giảng thì ta có nhiều cách để nói. Ví dụ như chiều chiều thì đã có nhiều buổi chiều rồi, mà tại sao không đứng ở chỗ nào mà phải ra đứng ở “ngõ sau”. Phải chăng đó cũng là hình ảnh kín đáo của người con gái làng quê Việt Nam . Và cũng tại sao ruột không đau tám chiều, mười chiều mà lại đau chín chiều???! (nếu bạn nào tò mò thắc mắc tôi sẽ giải đáp). Và còn những câu sau có vô vàn những ý nghĩa đẹp đẽ của con người với làng quê ta trong tiêu đề quê hương, người viết không dám nói rộng ra sợ làm lạc hướng, mà chỉ thấy rằng nỗi xa quê có những niềm nhớ:
Xa quê nhớ mái tranh nghèo
Nhớ ao rau muống nhớ lều quán cau
Nhớ sao điệu lý qua cầu
Câu hò tát nước đồng sâu lúa về
Nhớ con sông đựng bóng tre
Gái trai trẫy hội áo khoe mùa vàng. (NNX)
Cái mùa vàng của ngày xưa là mùa bội thu để rồi:
Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè
Tháng Tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm
Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm
Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân
Tháng Tám chơi đèn kéo quân
Trở về tháng Chín chung chân buôn hồng
Tháng Mười buôn thóc bán bông
Tháng 11, tháng Chạp nên công hoàn toàn. (Ca dao)
Ở quê ta vất vả như thế mà cũng ăn chơi xen lẫn suốt mười hai tháng trong năm, chỉ có tháng Sáu, Chín, Mười là có thêm bán buôn mà thôi.
Từ điệu hát ru nhạc cổ ở thể ngũ âm của Việt Nam (hò, xự, xang, xế, cống) đã chuyển qua thể thất âm của tân nhạc (đồ, rê, mi, fa, sol, la, si) Tây phương mà mục đích cũng chỉ ca ngợi quê hương. Ta hãy nghe bản nhạc “Tôi yêu quê tôi” của Trịnh Hưng, nhịp 2/4 Moderto, đây là thể chuyển thất âm truyền cảm vừa nhanh vừa hồ hởi.
“Tôi yêu quê tôi yêu lũy tre dài đẹp xinh. Yêu con sông xanh dâng cát hoe vàng bên đình. Yêu trăng buông lơi trên má cô hàng đẹp xinh và yêu mấy nhịp cầu tre là đây đang dựng mùa hoa”.
Và cũng tiếp nối với thanh âm trầm lắng, ấm cúng:
“Tôi yêu đơn sơ qua mái tranh nghèo mẹ quê. Yêu duyên nên thơ trong tiếng khoan hò ước thề. Yêu con đê xưa đưa lối qua chợ làng quê và yêu mấy nhịp cầu tre là đây anh chờ em về”.
Như vậy từ câu hò cổ xưa nhất của dân tộc, từ nền tảng cuộc sống của người dân… cho đến thơ vả nhạc hiện đại thì quê hương đã sâu lắng, đã thẩm thấu nơi đáy lòng của con người ở bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào để rồi một phút giây bất chợt tâm hồn bật ra tiếng nói thiêng của nó như sắc màu viên ngọc bích óng ánh qua ánh sáng của tâm tư hoài cảm:
Ánh sáng quê bừng qua điệu ca dao
Mềm như lụa, lả lơi vào đồng nội (NNX)
Rồi nói hoài nói mãi, nói một nghìn lẻ một đêm, quê hương cũng chẳng bao giờ vơi trong tâm trí của con người, nhất là những con người xa quê. Và xa quê rồi mới biết nhớ quê: “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi, quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Nhưng đời sống của con người vốn bị lệ thuộc nơi “ăn nên làm ra” để rồi cha ông ta buột miệng “đất lành chim đậu”, mà vùng đất mới khi người đến được đón chào bằng mùa màng bội thu, đời sống hạnh phúc, người lại bảo: “xin chọn nơi này làm quê hương” hay nói: “đây là quê hương thứ hai”. Ôi! trăm công ngàn cách, tựu trung cũng chỉ quê hương, để rồi nhà thơ Chế Lan Viên phải nói “khi ta ở chính là nơi đất ở / khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn.
Người viết xin dừng lại ở đây, tán gẫu đôi lời về quê hương để các cựu HS chúng ta có giây phút “ôn cố tri tân” mà vui một tí vậy thôi.
QUANG ĐỨC
CÁNH ĐỒNG XƯA
Bước trở quê thăm lại mái quê xưa
Mùa đã chín trái hè trên ngõ phượng
Lúa lên đồng nhớ mây về che bóng
Cánh cò tươi sắc nắng mọng vuông trời
Con trâu nằm nhai dáng cỏ đôi mươi
Mắt ngơ ngẩn cánh đồng thời con
Xưa nhỏ dại, bây giờ càng nhỏ dại
Theo cánh đồng xưa ấy của quê xưa
Thời gian trôi mùa đã xếp lên mùa
Mà luỹ tre xanh chẳng hề phai lá
Hàng cau vẫn thẳng mình nâng mái rạ
Chợ quê xiêu vẫn đứng dạt cánh đồng
Cuộc bể dâu qua những bận thăng trầm
Nước mắt mẹ trên luống cày để lại
Cha từng theo đoàn người đi hái trái
Dâng về quê hương mùa hạnh phúc ấm no
Như rặng trâm bầu như những cánh cò
Vươn tới chân mây nỗi niềm khao khát
Gió lên mùa cánh đồng lên tiếng hát
Một ánh nắng mai một thoáng sương chiều
Nồi cơm bốc hơi một ánh lửa reo
Hiện lên giấc mơ bao mùa no ấm
Như cánh đồng xưa nuôi tuổi thơ dài rộng
Mà bao năm rồi chưa bước trở quê
Chuyện áo cơm, ôi cũng lạc lối về
Có về chăng, cũng chờ ngày đám giỗ
Nhìn lại cánh đồng, nhìn tuổi thơ dạo nọ
Cái gì cũng xưa nhưng cánh đồng chẳng hề xưa
lời ca dao vẫn chảy suốt bốn mùa…!
NGÔ NGUYÊN XUÂN
Bầu trời dang tay đón nhận
Tấm thân người từ bỏ trần gian
Vẫn có mây cao, ánh sáng Thiên đàng
Vậy là! người đã về với niềm yên vị
Còn lại đây bao tấm lòng ...tri kỹ
Thắp nén hương ... thân tiển người qua
Bến đò đời vẫy bút chia xa
Còn lại đây niềm thương với tiếc.
……………….
Trãi lòng thắp nén tâm hương
Mai sau về lại ngôi trường thân yêu
Thầy Cô đã gát mái chèo
Mà con đò vẫn còn neo bến nầy
"Một chữ Thầy, nửa chữ Thầy"
Tình "Quân-Sư-Phụ"cứ đầy bước chân...
NNX kính nhớ
QUÊ HƯƠNG
Học trò trở lại trường sau những ngày hè oi ả, hàng cây ven đường im lặng chờ mưa. Con người vẫn xuôi ngược với cuộc sống mang bao màu sắc khác nhau. Nơi ấy tồn tại một cộng đồng của một nhóm người qua biết bao thế hệ và làm nhiều việc khác nhau để sinh tồn. Nơi ấy, mảnh đất ấy, con sông ấy, vùng đất vùng trời ấy người ta gọi là quê hương. Vâng! quê hương, cái tên gọi mà từng nhóm người có cùng chung một sự giống nhau đã yêu thương, đã gắn bó, đã vun bồi, đã tô vẽ và đã… hy sinh cả thân mình để gìn giữ cho mai sau. Cho mai sau! một mong ước ngàn đời mà con cháu và các thế hệ nối tiếp có chỗ để mà tồn sinh - ngã lưng nằm.
Quê hương! nó có đủ tất cả không gian và thời gian, nó có đủ ba thời: quá khứ, hiện tại, tương lai. Quê hương! cái tên gọi mà nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc đã dùng nhiều cách để chỉ trỏ nhưng cá biệt danh từ đó vẫn chưa bao hàm hết ý nghĩa của nó. Các nhà thơ đã dùng nhiều từ để gọi quê hương, từ cụ thể đến trừu tượng, đại để quê hương là chùm khế ngọt, là hàng dâm bụt, là hồng tím dậu mồng tơi, là con đò nhỏ, là cầu tre nhỏ, là cánh diều biếc, là đêm trăng tỏ…
Còn NNX thì gọi như thế này:
Quê hương là tuổi thơ mình
Cánh cò đồng vọng âm thanh sáo diều
Là lũy tre, quán chợ nghèo
Là bến sông, con đò theo bốn mùa.
Và cũng là mọi cách gọi của đời sống con người thì làm sao nói cho hết được ý nghĩa của quê hương:
Quê hương mình là ngày xưa
Vầng gieo lục bát hò đưa mái tình
Là cây đa, là bến đình
Là cổng làng dẫn đường quanh quất về.
Quê hương Việt Nam từ thuở Lạc Long Quân mở nước mang hình ảnh tự hào là con Rồng cháu Tiên – hai hình ảnh tuy rằng chúng ta chỉ biết trong huyền thoại – nhưng đấy là cái gì thiêng liêng cao cả mà ngôn ngữ không thể diễn nói hết được:
Châu Hoan, châu Ái ngày xưa
Châu Phong dựng cõi cho vua Hùng về
Văn Lang - Việt Nam đề huề
Nghìn năm văn hiến là quê hương mình
Như vậy truyền nhau kéo dài mãi trên mảnh đất quê hương và tìm mọi cách chống chọi với thiên nhiên. Từ cách làm cái để trú nắng che mưa mà ta gọi là “nhà”, nó quầng tụ lại với nhau để bảo vệ lẫn nhau ta gọi là “xóm”, to hơn nữa gọi là “làng”. Và “tình làng nghĩa xóm” đã trở thành một câu tục ngữ. Những nhà liền kề nhau gọi là “láng giềng”, và sự bảo bọc lẫn nhau trong đời sống đã hình thành câu tục ngữ “Bà con xa không bằng láng giềng gần”. Ôi! thắm thiết vô cùng!
Quê hương mình vốn nhỏ bé và nghèo, nhưng chiến tranh từ thời mở nước đến nay khiến đời sống khó khăn và có lúc lầm than! Mái nhà tranh là hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam và những cánh đồng lúa, rẫy sắn, nương khoai như là sự sống duy nhất của người dân. Sự chung tay góp sức cùng làm ra “cái ăn” đã khiến họ gần gũi với nhau để rồi có lúc phải đi xa, tâm hồn đã bật ra:
Thương quê nhớ mái nhà tranh
Tiếng hò đập lúa sân đình đêm trăng (NNX)
Quê hương ta có ba miền Nam-Trung-Bắc, nhưng miền Trung hằng năm thường bị thiên tai bão lụt cho nên đời sống vô cùng gian khổ: “Quê hương em nghèo lắm ai ơi! Mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn” (Tiếng sông Hương – PĐC). Còn miền Nam với đồng ruộng mênh mông, cây xanh bốn mùa thơm lành trái ngọt, trai gái ra đồng, đời sống ấm no, thanh bình an lạc:
Quê hương em bóng dừa ấp ủ diệu êm
Những chiều trăng rọi bên thềm
vẳng những tiếng cười vui hiền
(Trăng Phương Nam, nhạc Anh Hoa)
Quê hương không phải niềm mong đợi như trai gái yêu nhau, chờ nhau nhưng vẫn có nỗi chờ mong. Quê hương không phải giống như cha mẹ nuôi con, che chắn đỡ đần, ấp ủ mà vẫn có đủ tinh thần đó. Và quê hương có đủ nghìn cách để nói về, nhưng đứng một phía thì chưa hàm đủ ý nghĩa, cho nên trong ca dao dân ca, trong thơ, trong nhạc, quê hương vẫn là chất xúc tác để đậm đà hương vị:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sút chỉ đường tà
Vợ anh chưa có! mẹ già chưa khâu. (Ca dao)
Tại sao không tát nước ở đồng ruộng, ở giếng ao mà tát ở đầu đình???! Tại sao không để áo chỗ khác mà để trên cành hoa sen? Thì ra bến đình, cây đa, hoa sen… là những hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam . Cộng sen rất mềm, rất dễ xiêu vẹo, làm sao nâng giữ được một cái áo. Chẳng qua người bình dân đã mượn ảnh để diễn từ một cách khôn khéo để có cớ mà làm quen với người thôn nữ: vốn e ấp, thẹn thùng, dịu dàng trong nếp dân dã.
Quê hương có muôn trùng niềm hoài cảm mà chuyện hợp tan của bên bồi bên lỡ đã để lại lời hát ru:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều.
Hoặc ở Quảng Nam Đà Nẵng có lời hát của gái trai yêu nhau, nhắc nhở nhau trong lời hò khoan đối đáp:
Ngó lên hòn Kẽm đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng lắm “bậu” ơi.
Và lời đối đáp lại:
Thương cha nhớ mẹ thì về
Nhược bằng thương “kiển” nhớ quê thì đừng.
Nếu đem những câu này ra bình giảng thì ta có nhiều cách để nói. Ví dụ như chiều chiều thì đã có nhiều buổi chiều rồi, mà tại sao không đứng ở chỗ nào mà phải ra đứng ở “ngõ sau”. Phải chăng đó cũng là hình ảnh kín đáo của người con gái làng quê Việt Nam . Và cũng tại sao ruột không đau tám chiều, mười chiều mà lại đau chín chiều???! (nếu bạn nào tò mò thắc mắc tôi sẽ giải đáp). Và còn những câu sau có vô vàn những ý nghĩa đẹp đẽ của con người với làng quê ta trong tiêu đề quê hương, người viết không dám nói rộng ra sợ làm lạc hướng, mà chỉ thấy rằng nỗi xa quê có những niềm nhớ:
Xa quê nhớ mái tranh nghèo
Nhớ ao rau muống nhớ lều quán cau
Nhớ sao điệu lý qua cầu
Câu hò tát nước đồng sâu lúa về
Nhớ con sông đựng bóng tre
Gái trai trẫy hội áo khoe mùa vàng. (NNX)
Cái mùa vàng của ngày xưa là mùa bội thu để rồi:
Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè
Tháng Tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm
Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm
Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân
Tháng Tám chơi đèn kéo quân
Trở về tháng Chín chung chân buôn hồng
Tháng Mười buôn thóc bán bông
Tháng 11, tháng Chạp nên công hoàn toàn. (Ca dao)
Ở quê ta vất vả như thế mà cũng ăn chơi xen lẫn suốt mười hai tháng trong năm, chỉ có tháng Sáu, Chín, Mười là có thêm bán buôn mà thôi.
Từ điệu hát ru nhạc cổ ở thể ngũ âm của Việt Nam (hò, xự, xang, xế, cống) đã chuyển qua thể thất âm của tân nhạc (đồ, rê, mi, fa, sol, la, si) Tây phương mà mục đích cũng chỉ ca ngợi quê hương. Ta hãy nghe bản nhạc “Tôi yêu quê tôi” của Trịnh Hưng, nhịp 2/4 Moderto, đây là thể chuyển thất âm truyền cảm vừa nhanh vừa hồ hởi.
“Tôi yêu quê tôi yêu lũy tre dài đẹp xinh. Yêu con sông xanh dâng cát hoe vàng bên đình. Yêu trăng buông lơi trên má cô hàng đẹp xinh và yêu mấy nhịp cầu tre là đây đang dựng mùa hoa”.
Và cũng tiếp nối với thanh âm trầm lắng, ấm cúng:
“Tôi yêu đơn sơ qua mái tranh nghèo mẹ quê. Yêu duyên nên thơ trong tiếng khoan hò ước thề. Yêu con đê xưa đưa lối qua chợ làng quê và yêu mấy nhịp cầu tre là đây anh chờ em về”.
Như vậy từ câu hò cổ xưa nhất của dân tộc, từ nền tảng cuộc sống của người dân… cho đến thơ vả nhạc hiện đại thì quê hương đã sâu lắng, đã thẩm thấu nơi đáy lòng của con người ở bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào để rồi một phút giây bất chợt tâm hồn bật ra tiếng nói thiêng của nó như sắc màu viên ngọc bích óng ánh qua ánh sáng của tâm tư hoài cảm:
Ánh sáng quê bừng qua điệu ca dao
Mềm như lụa, lả lơi vào đồng nội (NNX)
Rồi nói hoài nói mãi, nói một nghìn lẻ một đêm, quê hương cũng chẳng bao giờ vơi trong tâm trí của con người, nhất là những con người xa quê. Và xa quê rồi mới biết nhớ quê: “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi, quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Nhưng đời sống của con người vốn bị lệ thuộc nơi “ăn nên làm ra” để rồi cha ông ta buột miệng “đất lành chim đậu”, mà vùng đất mới khi người đến được đón chào bằng mùa màng bội thu, đời sống hạnh phúc, người lại bảo: “xin chọn nơi này làm quê hương” hay nói: “đây là quê hương thứ hai”. Ôi! trăm công ngàn cách, tựu trung cũng chỉ quê hương, để rồi nhà thơ Chế Lan Viên phải nói “khi ta ở chính là nơi đất ở / khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn.
Người viết xin dừng lại ở đây, tán gẫu đôi lời về quê hương để các cựu HS chúng ta có giây phút “ôn cố tri tân” mà vui một tí vậy thôi.
QUANG ĐỨC
CÁNH ĐỒNG XƯA
Bước trở quê thăm lại mái quê xưa
Mùa đã chín trái hè trên ngõ phượng
Lúa lên đồng nhớ mây về che bóng
Cánh cò tươi sắc nắng mọng vuông trời
Con trâu nằm nhai dáng cỏ đôi mươi
Mắt ngơ ngẩn cánh đồng thời con
Xưa nhỏ dại, bây giờ càng nhỏ dại
Theo cánh đồng xưa ấy của quê xưa
Thời gian trôi mùa đã xếp lên mùa
Mà luỹ tre xanh chẳng hề phai lá
Hàng cau vẫn thẳng mình nâng mái rạ
Chợ quê xiêu vẫn đứng dạt cánh đồng
Cuộc bể dâu qua những bận thăng trầm
Nước mắt mẹ trên luống cày để lại
Cha từng theo đoàn người đi hái trái
Dâng về quê hương mùa hạnh phúc ấm no
Như rặng trâm bầu như những cánh cò
Vươn tới chân mây nỗi niềm khao khát
Gió lên mùa cánh đồng lên tiếng hát
Một ánh nắng mai một thoáng sương chiều
Nồi cơm bốc hơi một ánh lửa reo
Hiện lên giấc mơ bao mùa no ấm
Như cánh đồng xưa nuôi tuổi thơ dài rộng
Mà bao năm rồi chưa bước trở quê
Chuyện áo cơm, ôi cũng lạc lối về
Có về chăng, cũng chờ ngày đám giỗ
Nhìn lại cánh đồng, nhìn tuổi thơ dạo nọ
Cái gì cũng xưa nhưng cánh đồng chẳng hề xưa
lời ca dao vẫn chảy suốt bốn mùa…!
NGÔ NGUYÊN XUÂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn