Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Hãy hiểu đúng startup là gì




Hãy hiểu đúng startup là gì


Hãy hiểu đúng startup là gì
 Startup có thể là một công ty nhỏ, có tuổi đời vài ba năm. Nhưng một công ty nhỏ, có tuổi đời vài ba năm chưa chắc là startup.

Trong vài năm trở lại đây, cụm từ startup được nhắc đến với khá thường xuyên và được gắn với hình ảnh của vài ba thanh niên trẻ tuổi với những ý tưởng táo bạo (thậm chí có khi còn được coi là điên rồ), cùng nhau góp vốn thành lập một công ty nho nhỏ. Nhưng ý niệm đó đã làm mọi người nhầm lẫn cho rằng startup phải là một công ty có quy mô nhỏ và tuổi đời non nớt.

Theo Investopedia, startup là công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Những công ty đang ở trong giai đoạn này thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập viên để phát triển sản phẩm và dịch vụ mà họ tin rằng có nguồn cung. Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí cao, hầu hết các startup với quy mô nhỏ thường không ổn định trong dài hạn nếu không có nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư.

Một số từ điển thông dụng của Mỹ và Anh giải nghĩa startup là công ty mới thành lập. Nhưng cái khó ở đây là những nguồn này không ghi rõ mới là bao nhiêu. Điều đó khiến cho nhiều người hiểu lầm cho rằng startup có tuổi đời chỉ 1-2 năm.

Theo Paul Graham – lập trình viên và nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng với vai trò sáng lập viên của Y-Combinator (quỹ đầu tư mạo hiểm chỉ đầu tư cho các ý tưởng mới) – nhận định: “Một công ty 5 năm tuổi cũng có thể là một startup”.

Như vậy, thời gian không phải là thước đo chuẩn để xác định một công ty có phải là startup hay không. Theo CEO Warby Parker, startup là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất. Các startup được thiết kế cho những tình huống không thể mô hình hóa và độ rủi ro không nhất thiết phải lớn nhưng chưa tính toán được.

Thông thường các startup đều muốn sau này không còn là startup. Thời hạn cho quá trình chuyển giao này thường là 3 năm. Khi đó, thường có một số yếu tố xuất hiện: được mua lại bởi một công ty lớn hơn, có hơn 1 văn phòng, doanh thu lớn hơn 20 triệu USD, có hơn 80 nhân viên hay ban quản trị có trên 5 người. Đặc biệt, khi một công ty đã có lợi nhuận thì thường được coi là đã "tốt nghiệp" startup.

Một đặc điểm then chốt gắn liền với các startup là khả năng tăng trưởng. Như Graham giải thích, startup được thiết kế để tăng trưởng không giới hạn và nhanh nhất có thể. Đây cũng chính là đặc điểm để phân biệt startup với doanh nghiệp nhỏ. Một doanh nghiệp nhỏ sẽ được vận hành trong một phạm vi nhất định và được giới hạn bởi người sáng lập. Doanh nghiệp nhỏ cũng muốn phát triển càng nhanh càng tốt tuy nhiên bị giới hạn bởi yêu cầu trước tiên là lợi nhuận – điều này đi ngược lại với startup.

Trong vài năm gần đây, startup thường bị nhầm lẫn là một công ty công nghệ. Tuy nhiên, đây chỉ là một đặc tính tiêu biểu của startup bởi mục tiêu tăng trưởng cao, ý tưởng thành lập mới mẻ.

Nhiều sáng lập viên đồng thuận quan điểm cho rằng startup được định nghĩa bởi văn hóa chứ không phải là đặc tính cụ thể như tuổi đời hay quy mô. “Giai đoạn startup vẫn cứ được duy trì nếu môi trường công ty cảm thấy như vậy. Tôi cho rằng điểm chuyển giao không phải là một số người cụ thể mà bởi chính môi trường doanh nghiệp”. Russell D’Souza – đồng sáng lập viên SeatGeek chia sẻ.


Thuật Ngữ " Startup " Là Gì ?

Danh từ startup chỉ những công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệp nói chung.

Từ ý nghĩa này có thể thấy công ty nào cũng phải trải qua giai đoạn Startup. Nhưng Startup thường được dùng với nghĩa hẹp hơn rất nhiều "chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn khởi nghiệp".

Nguyên nhân của điều này đến từ việc thành công của một ngành công nghiệp mới trong giai đoạn 1990s. Khi cụm từ Startup được nhắc đến trong bài này và tất cả các bài khác trong chuyên mục Startup, cụm từ đó chỉ ám chỉ công ty Startup trong lĩnh vực công nghệ.

1. Các bài học về Startup có thể học ở đâu?

Tất cả những ai đã và đang bị mê hoặc bởi những câu chuyện thành công của Bill Gates, Jerry Yang, Steve Jobs, Larry Page & Sergey Brin, Mark Zuckerberg và mong muốn xây dựng cho mình những đế chế tương tự như vậy đều có thể tìm thấy những lời khuyên về Startup cực hay từ hai tác giả Paul Graham và Guy Kawasaki. Và nếu Startup ở Việt Nam thì một cuốn sách nữa cũng vinh dự được nằm trong mục "highly recommended" là cuốn "42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc" của chú Alan Phan.

Nếu Paul Graham - dựa trên quan điểm của một người làm công nghệ, trực tiếp khởi nghiệp và có tham gia vào lĩnh vực đầu tư sẽ đưa ra các câu chuyện sâu sắc về quản lí trong nội tại Startup từ việc "Founder nên như thế nào, nhân viên nên thuê thế nào, xây dựng sản phẩm cần chú trọng những vấn đề gì và đâu là các sai lầm trong quản lí mà những founders trẻ tuối dễ mắc phải, cũng như raise lên trong lòng các Founder một niềm tin bất diệt về việc nếu bạn có mong muốn xây dựng những sản phẩm thực sự có "ích" cho mọi người và kiên định với mong muốn đó thì thành công sẽ đến với bạn" thì Guy Kawasaki - với view point là một nhà đầu tư, kinh doanh và sau đó mới tham gia vào thị trường công nghệ lại đưa ra những lời khuyên cho Startup từ khía cạnh khác dưới cách nhìn của một nhà đầu tư mạo hiểm (Venture Capitalist): "từ việc bạn cần phải chuẩn bị gì để đối phó với các nhà đầu tư mạo hiểm, cần chuẩn bị Business Plan như thế nào...".

Tất cả những bài học mà Paul Graham hay Guy Kawasaki đã đề cập, một cách kì lạ, lại là những gì mà bất kì một Startup nào cũng trải qua và những sai lầm được cả 2 ông đề cập, cũng thật trớ trêu, đều là những gì mà Startup dù nhiều hay ít sẽ mắc phải (kể cả bạn có đọc được những lời khuyên của 2 ông từ trước khi Startup).

Cuốn "42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc" được recommend ở trên là dành đặc biệt cho các Startup ở Việt Nam, để cho các Founders đỡ bị shocked và có cách nhìn tốt hơn về văn hóa và thị trường Việt; trong trường hợp có bị mất tinh thần gây ra bởi những điều tạm gọi là "lỗi hệ thống" theo cách hiểu và quy kết của người Việt thì cuốn sách trên cũng là một cuốn sách vô cùng quý giá giúp ta lấy lại tinh thần.

2. Lợi thế của Startup là gì?

Nếu ai đó tự cho rằng lợi thế lớn nhất của Startup là lợi thế người dẫn đầu và giải thích rằng founder với các ý tưởng xuất chúng, khả năng công nghệ tuyệt vời và sẽ tạo ra các sản phẩm không ai có thể copy được thì người đó thật may mắn vì vẫn chưa bị một thất bại đáng kể nào. Sự thật là không gì không thể copy trên web, có nghĩa là bạn không thể làm ra một sản phẩm mà bạn tin rằng không ai ngoài bạn có thể làm được điều này.

Tất nhiên lợi thế người dẫn đầu là một lợi thế chắc chắn của một Startup với điều kiện Founder của những Startup đó xây dựng và hoàn thiện sản phẩm "in the dark" và có đủ tiềm lực tài chính, khả năng công nghệ để dominate hoàn toàn thị trường ngay khi mới ra mắt nhưng nếu nói đến lợi thế lớn nhất của Startup thì đó chính là văn hóa Startup. Chính văn hóa Startup là môi trường tạo đam mê, nâng cao khả năng sáng tạo, hiệu quả công việc và giúp các founders kiên định với ước mơ mình theo đuổi. Chẳng thế mà Larry Page đã muốn đem lại văn hóa Startup cho Google ngay khi tiếp quản vị trí CEO.

3. Văn hóa Startup là gì?

Thật khó để có được một định nghĩa cụ thể văn hóa Startup là gì, nhưng có một vài điểm sau đây giúp tạo nên văn hóa startup.

- Niềm mơ ước và sự quyết tâm tạo ra các sản phẩm thực sự có ý nghĩa (theo cách gọi của Paul Graham là sản phẩm có khả năng make wealth và theo cách gọi của Guy Kawasaki là sản phẩm có khả năng change the world). Điều này giúp Founder không ngừng sáng tạo, đổi mới phát triển và hoàn thiện sản phẩm, nhưng nó còn ẩn chứa một ý nghĩa quan trọng hơn "giúp các Founder luôn luôn giữ vững trong mình một con mắt công nghệ; đặt công nghệ và sáng tạo lên trên những mục tiêu khác là kiếm tiền và làm giàu cho bản thân."

- Sự đam mê và hết lòng với công việc

- Môi trường làm việc gần gũi và thân thiện như một gia đình.

Nếu được hỏi điều quan trọng nhất tạo nên Văn hóa Startup là gì thì đó chính là "ước mơ và sự quyết tâm tạo ra các sản phẩm thực sự có nghĩa nghĩa của các Founders", và nếu Founder nào có thể truyền được ngọn lửa ước mơ này cho các nhân viên của mình, thì Startup đó chắc chắn thành công. Công nghệ là lĩnh vực tốt đẹp nhất cho những ai muốn khởi nghiệp.

Tốt đẹp không chỉ theo cả nghĩa đen tức là lĩnh vực giúp bạn tạo ra những thứ có ích cho rất nhiều người xung quanh mà còn tốt đẹp cả theo nghĩa bóng tức là ám chỉ thị trường công nghệ. Dù nói gì đi chăng nữa, thị trường công nghệ, so với thị trường khác, là nơi ít cạnh tranh không lành mạnh nhất, là nơi bạn tự tin làm giàu cho bản thân mà ít phải dùng đến những thứ gọi là mưu mẹo, thủ đoạn, hay suy nghĩ phải vùi người khác xuống để đứng lên.

Ước mơ khởi nghiệp và làm giàu bản thân ai cũng có nhưng điều quan trọng hơn là xây dựng cho mình những cơ sở và sự quyết tâm cần thiết để biến những ước mơ đó thành sự thật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template