Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Thổ Nhĩ Kỳ phải tuyên chiến với Nga mới dùng được Hiệp ước Montreux



Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Nga Putin.
Thổ Nhĩ Kỳ phải tuyên chiến với Nga mới dùng được Hiệp ước Montreux

Thiếu tướng Nga Yevgeny Buzhinsky nhấn mạnh, Ankara có thể làm như vậy nhưng trong hoàn cảnh Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải tuyên chiến với Nga.

Trang Gazeta.ru của Nga ngày 30/11 có đăng tải bài phân tích của tác giả Yekatarina Zgirovsaya trong đó bàn về những căng thẳng gần đây trong quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và nguy cơ xảy ra chiến tranh Nga –Thổ sau gần 100 năm.

Ngoài một số thông tin đề cập các biện pháp đáp trả của Nga cũng như tuyên bố qua lại giữa hai chính quyền Moscow và Ankara, tác giả cũng nhấn mạnh một khả năng mà Moscow nên xét tới, bởi, trong trường hợp có xung đột quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara có thể sử dụng Hiệp ước Montreux để ngăn chặn khả năng Nga triển khai các chiến hạm thuộc Hạm đội Biển Đen ở khu vực.

Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỹ những ngày gần đây đã xấu đi ở mức nghiêm trọng sau sự kiện quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho máy bay tiêm kích bắn hạ 1 chiếc máy bay ném bom Su-24 của Không quân Nga tại khu vực gần biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Sau khi vụ việc, quân đội Nga cắt đứt tất cả các đường dây liên lạc nóng với Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin từ chối bắt điện đàm của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Nga cũng ban hành chế độ hạn chế thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng những tung ra những đòn trừng phạt nhằm vào kinh tế đối với Ankara.

Riêng đối với lực lượng hải quân, Moscow đã cho triệu hồi đại diện phụ trách điều phối, hợp tác giữa Hạm đội Biển Đen của Nga và Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ về nước.

Các đường dây nóng vốn được lập ra để phòng ngừa biến cố trên không, chia sẻ thông tin về các chiến dịch chống khủng bố giữa hai nước cũng bị vô hiệu hoá ngay lập tức.

Quan hệ hợp tác gần một thế kỷ

Trở lại quá khứ, theo tác giả Yekatarina Zgirovsaya, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau trong gần 100 năm bắt đầu từ 1920 khi nhà sáng lập nước cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Ataturk đề nghị Liên Xô giúp mình xây dựng đất nước và thiết lập các mối quan hệ ngoại giao.

Liên Xô, nước khi đó còn đang trong giai đoạn nội chiến đã trợ giúp Thổ Nhĩ Kỳ một số tiền viện trợ lớn trị giá 10 triệu đồng rúp vàng và gửi tới Thổ Nhĩ Kỳ những cố vấn quân sự, vũ khí và công nghệ chiến tranh tốt nhất thời điểm lúc bấy giờ.

Sau khi Liên Xô tan rã, Nga bắt đầu hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ từ mốc 1992 bằng cách bán cho Thổ Nhĩ Kỳ các loại vũ khí với giá trị lên đến 100 triệu USD, trong đó, đa số là các xe chiến đấu bọc thép chở bộ binh BTR-80, trực thăng vũ trang Mi-8/ Mi-17 đa năng, súng trường tấn công AK, súng máy bộ binh, súng bắn tỉa Dragunov, các giàn phóng tên lửa và một số loại quân khí, trang bị quân sự khác…

Cho đến khi xảy ra vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga, Moscow vẫn đang cung cấp cho quân đội Thổ các dịch vụ bảo trì những loại vũ khí đã bán cho nước này trong quá khứ.

Quân đội hai nước Nga, Thổ cũng thường xuyên có các cuộc tham vấn quân sự, tập trận chung với nhau. Thậm chí Nga và Thổ Nhĩ Kỳ còn hình thành nên một lực lượng tác chiến trung mang tên Hải quân liên minh Biển Đen hay còn được nhắc đến là lực lượng BlackSeaFor.

BlackSeaFor có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tìm kiếm, trinh sát và kiểm soát sinh thái chung Nga – Thổ trên Biển Đen.

Chiến tranh với Nga, NATO sẽ không can thiệp

Khi bàn về nguy cơ và hậu quả nếu Nga, Thổ leo thang căng thẳng bằng xung đột quân sự, tác giả Yekatarina Zgirovsaya trích dẫn nhận định của Thiếu tướng Leonid Ivashov – Giám đốc viện hàn lâm nghiên cứu các vấn đề về Địa chính trị có trụ sở ở Moscow cho biết:

Nga không cần thiết phải sợ rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đề nghị NATO triển khai các hệ thống phòng thủ chống máy bay tăng cường trợ giúp quân đội nước này trong trường hợp căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang, thậm chí đến mức có xảy ra xung đột quân sự.

Theo Thiếu tướng Leonid Ivashov, tại phiên họp hội đồng cấp đại sứ gần đây nhất của NATO được tổ chức đề bàn về đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ, NATO đã từ chối hỗ trợ nước này và thông tin này đã không được đưa ra trong một báo cáo chung, thứ tuyên bố trước nay NATO vẫn thường cung cấp cho báo giới.

Không chỉ có vậy, Thiếu tướng Leonid Ivashov cho rằng, Đức và Pháp, hai thành viên cốt cán của NATO chắc chắn sẽ không muốn dính líu và bị lôi kéo vào xung đột quân sự giữa Nga và Thổ.

Pháp dường như có biểu hiệu thông cảm và đứng về phía Nga sau vụ quân Thổ bắn rơi máy bay Nga.

Theo vị thiếu tướng quân đội Nga, hiện nay, Nga một mặt tăng cường khả năng phòng thủ, mặt khác cũng đang xúc tiến các biện pháp tham vấn với các nước châu Âu trên bình diện ngoại giao song phương để tạo được hậu thuẫn cần thiết.

Hiệp ước Montreux


Tàu chiến của Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga.

Khi đề cập đến hậu quả của việc Nga dừng hợp tác và liên lạc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ, cây viết Yekatarina Zgirovsaya cũng đã nêu ra một vấn đề đáng chú ý đó là là khả năng Ankara có thể phong toả Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ thông qua việc vận dụng Hiệp ước Montreux.

Trong trường hợp Nga cắt đứt mọi hợp tác với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới, điều này, về lý thuyết, có thể tạo ra rủi ro đáng chú ý cho quân đội Nga ở Biển Đen vì nơi đây có hai eo biển là Bosphorus và Dardanelles có liên quan chặt chẽ với nhau.

Nhiều quốc gia mong muốn sử dụng các eo biển nói trên để qua lại, thông thương đường thuỷ, cơ động chiến hạm nổi, ngầm giữa Địa Trung Hải và Biển Đen nơi Thổ Nhĩ Kỳ đang kiểm soát tuyến đường thuỷ huyết mạch này.

Để có thể thay đổi chế độ lưu thông đường thuỷ theo ý đồ của Ankara hay nói khác là phong toả các eo biển, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ vận dụng Hiệp ước Montreux/Montreux Convention.

Về Hiệp ước Montreux, đây là thoả thuận được ký kết vào ngày 20/7/1936 tại thị trấn cùng tên Montreux ở Thuỵ Sỹ. Từ đó đến nay, hiệp ước này luôn được nới rộng với các thời hạn gia tăng mỗi lần 20 năm.

Trong thời bình, Hiệp ước Montreux giới hạn việc qua lại của các tàu chiến đối với các quốc gia không thuộc khu vực Biển Đen đi qua các eo biển trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi đi vào các vùng nước này tàu thuyền được quy định chỉ được phép có trọng tải dưới 15.000 tấn.

Khi đi vào Biển Đen, với các quốc gia không phải là nước ven bờ vùng biển này, tổng trọng tải của các tàu bè của họ đang hiện diện ở khu vực không được vượt quá 30.000 tấn. Thời gian tối đa mà các tàu bè này được phép hoạt động ở Biển Đen là 3 tuần.

Trong nhiều trường hợp, các quốc gia bên bờ Biển Đen đều có quyền tự do do đưa tàu ngầm qua các eo biển do Thổ Nhĩ kỳ Kiểm soát, kể cả các chiến hạm nổi với trọng tải không giới hạn tuân thủ một số quy định do Hiệp ước Montreux và Thổ Nhĩ Kỳ quy định.

Trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ có chiến tranh với nước khác hoặc cảm thấy bị đe doạ bởi chiến tranh, về lý thuyết, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền cấm các tàu quân sự băng qua các eo biển trên lãnh thổ của mình.

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ là nước không tham gia chiến tranh, nước này có quyền đóng cửa, phong toả các eo biển đối với tàu thuyền của các nước đang tham gia tham chiến.

Về vấn đề này, Thiếu tướng Yevgeny Buzhinsky, cựu lãnh đạo Ban điều hành hiệp ước quốc tế của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, thổ Nhĩ Kỳ rất cẩn trọng trong việc có lợi dụng việc thực thi Hiệp ước Montreux ở Biển Đen.

Tôi không nghĩ rằng trong trường hợp căng thẳng với Nga như hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lợi dụng Hiệp ước Montreux để tạo phòng thủ cho mình. Bởi, nếu Thổ Nhĩ Kỳ làm điều đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó có thể khôi phục nguyên trạng các quy định của hiệp ước.
Về lý thuyết, Ankara có thể làm như vậy nhưng trong hoàn cảnh Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải tuyên chiến với Nga vì chính hiệp ước Montreux quy định rằng chỉ có trong trường hợp có chiến tranh, Ankara mới có quyền đóng của và phong toả các eo biển.” - Thiếu tướng Yevgeny Buzhinsky nhấn mạnh.

Hoà Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template