Dưới sự yểm trợ của không quân Nga, quân đội Syria tiếp tục giành lại nhiều phần đất đã bị mất Ảnh: SANA
Nga thừa nhận mục đích chính ở Syria
Giới chức Nga hôm 19-10 thừa nhận với hãng tin Bloomberg rằng mục đích chính của chiến dịch quân sự ở Syria không chỉ nhằm chống các tổ chức khủng bố như những gì công bố ban đầu.
Thông qua chiến dịch không kích ở Syria (đã kéo dài 4 tuần lễ), Điện Kremlin muốn giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad tái chiếm càng nhiều càng tốt phần lãnh thổ bị mất vào tay phe đối lập, kể cả quân nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn.
Ngoài ra, một quan chức Nga tiết lộ hoạt động triển khai hàng chục chiến đấu cơ ở Syria cũng như các tàu chiến ở biển Đen và biển Caspian có thể kéo dài đến 1 năm hoặc hơn nữa.
Theo Bloomberg, Tổng thống Nga Vladimir Putin chấp nhận nguy cơ sa lầy ở Syria để giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực và chứng tỏ ông có thể ra điều kiện đối với Washington. Nếu thành công, chiến lược trên sẽ buộc Mỹ và các đồng minh phải chọn lựa hoặc là ông Assad hoặc là phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
“Họ sẽ phải công nhận rằng IS là mối đe dọa thực sự mà lâu nay chỉ mới có quân đội Syria, dưới sự chỉ huy của Tổng thống Assad, đứng ra chống lại” - ông Iliyas Umakhanov, Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (thượng viện) phụ trách quan hệ quốc tế, khẳng định.
Ngoài ra, tướng Andrey Kartapolov, chỉ huy chiến dịch quân sự Nga ở Syria, tuyên bố với báo Komsomolskaya Pravda rằng Điện Kremlin bác bỏ khái niệm “phe đối lập ôn hòa” ở Syria do phương Tây đưa ra.
Một khi kéo dài chiến dịch quân sự, Nga sẽ đối mặt nguy cơ các nước Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar tăng cường hỗ trợ quân sự cho các nhóm vũ trang chống lại quân chính phủ Syria, kể cả các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Liên quan đến số phận của ông Assad, theo hãng tin RIA Novosti, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố nhà lãnh đạo này không thể có mặt trong chính phủ chuyển tiếp nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta phải ra đi ngay ngày mai. Tuy nhiên, ông Toner không cho biết thời kỳ chuyển tiếp chính trị bắt đầu khi nào và kéo dài bao lâu.
Trong một diễn biến khác, 53 quốc gia thành viên UNESCO ủng hộ sáng kiến đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc đến Syria để bảo vệ các di sản văn hóa lịch sử trước nguy cơ bị hủy hoại sau khi IS tàn phá đền thờ cổ ở TP Palmyra.
Lục San
TIN LIÊN QUAN
Tình hình Syria mới nhất: IS tàn sát lẫn nhau và đào ngũ hàng loạt
Syria sẽ trở thành quân đội mạnh nhất Trung Đông nếu thắng nội chiến
Ông Putin đang tìm diệt bằng được tên đồ tể IS mang quốc tịch Anh
Chiến lược của ông Putin ở Syria: Hành động trước, đàm phán sau
Nga chặn máy bay chiến đấu Israel tiếp cận không phận Syria
Chiến sự Trung Đông: Phương thức tác chiến lạ xuất hiện ở Syria
Nga thừa nhận mục đích chính ở Syria
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông, Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Những người bạn