Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

VIẾT NGẮN (LỆ Dung)




VIẾT NGẮN



Trong đời mình, chưa bao giờ viết hồi ký, viết ngắn, viết dài…Thế mà nhỏ bạn Sen trắng nó gọi và bảo mình hãy viết cho các nàng Áo trắng một bài.. Ứ, ừ. Mệt quá!...

Chả là ngôi Trường ngày xưa của tụi mình gồm ba mươi nàng áo trắng, bao nhiêu là chàng áo xanh. Trường có biệt hiệu Đầm sen. Áo xanh, áo trắng, mà lại Chen “vàng”.

Giữa rừng áo xanh màu bụi công xưởng máy móc, ngơ ngác một đàn chân sáo rụt rè vào trường, màu trắng nghe ngây thơ, dịu hiền làm sao….Những ngày mài mòn ghế nhà trường với Kim chỉ, thêu thùa, nấu ăn. Những sân chơi điền kinh, quần vợt sôi nổi, làm ca sĩ, kịch sĩ, hoạ sĩ vv…

Tiếng chim hót vui trên cành cao, chưa biết đến bầu trời lồng lộng. Tinh thần hăng say, cổ động cho các kỹ sư nhà mình,” chửi” ra trò các trường khác. “Đồ con ghẹ, đồ ăn gian”. với Phan Thanh Giản, Phan châu trinh, Bồ Đề, Thọ Nhơn.v.v..Đó là những năm tháng bình yên của ngày chim sáo đến trường. Dẫu đang thời kỳ khói lửa, chiến tranh.(1968→1972 mùa hè đỏ lửa ...)

Mỗi lần thi điền kinh, có một nàng rất thanh lịch, duyên dáng, đi trước cầm cờ, cài vương niệm. Chàng áo xanh cứ thế mà nối bước theo sau, vin vạt áo dài mà tưởng tượng vu vơ…(Ngọc)

Ai ngờ có nàng yểu điệu thục nữ, hát hay như ca sĩ lại vô địch đương kim Phan Thanh Giản về vũ cầu.(Phượng Cát)

Rồi thì…. Các áo trắng, áo xanh quen nhau như anh em một nhà. Áo xanh cũng có hồn thơ và bắt đầu làm thơ, thả hồn theo mây. Mây đi về đâu nhỉ? Chả biết? À ! (Hiểu rồi) Mây đã về trời qua đỉnh núi…

Những tàn lá xanh trong khuôn viên và những đám mây lá nơi được gởi hồn thơ nhiều nhất.

Thưở ấy có nàng quê ở tận Hoà Mỹ trên ngã Ba Huế. Đợi xa nhất là đợi chúng mình. Sen trắng hỉ?

Mỗi sáng cắp sách chờ Xe quân đội đưa đón, chạy vòng qua các trường, trạm cuối cùng thì thả tụi mình xuống là Đầm Sen “ Kỹ Thuật Cao Thắng”.

Các áo trắng học hành dễ thương chăm chỉ lắm. Sen trắng học vẹt, sửa mãi không được, con cọp là con cạp, đi họp là đi hạp. “ rắn là loài bò, sát không chân” học như thế thì làm gì ra khô ra khoai cơ chứ? Ấy thế mà bi chừ hắn là tay có thớ nhất. Hắn ở Ban liên lạc cựu học sinh, đạo diễn là Thầy Miễn, mỗi lần ra đi, giống thầy trò Tam Tạng quá sức (Bạch Liên )

Mỗi lần họp lớp, hắn xung phong có mặt trong đám chi đoàn ca, và nói nhỏ nghe, hắn hát nhép đó…

Từng đàn áo xanh tung cánh bay về bốn phương trời, đời gió bụi lông bộng, đau thương, bất chợt có ai đó tự hỏi lòng : Đằng ấy chừ ở đâu rồi nhỉ ?

Khi xế chiều nắng tắt, áo trắng áo xanh gặp lại nhau hỏi han quá khứ, áo xanh ngơ ngác “ chậc” mãi bon chen cuộc đời, ngoảnh về quá khứ, nàng đã lên xe.. về với chồng.

Rồi cũng có áo trắng lại lấy chồng áo xanh. Thế này thì không tiếc nuối chi cả, khung trời ngày nào vẫn còn in dấu trong lòng mỗi người. Bài Chi đoàn ca hào hùng. Thầy Ái mến thương của tất cả chúng con ngày ấy. Thầy là cây cổ thụ che chỡ bóng mát cho cả đại gia đình Đầm Sen. Thầy Hảo , Thầy Hùng , Cô Mộng Hoàn,Cô Ngẫu, Cô Sương, Cô Ánh, gia đình Bác Cai Trường…

Đàn chim áo trắng đến hồi tung cánh bốn phương trời, có con gãy cánh tức thời. Nhỏ Lộc vừa thi đậu ĐHSP, trên đường về quê nhỏ chết vì trúng đạn bắn cá, không ai biết tin…

Hai nàng nữa cũng tiếp tục ra đi khi trời còn xanh, Phượng Đức Mẹ, Việt đầu bạc (già trước tuổi) Số còn lại nhiều thành đạt, lắm gian nan, lưu đày, viễn xứ. Thời hoà bình đã đến mà còn nhiều năm đói no, có nàng đi kinh kế mới, phát rẫy, cuốc đất mưu sinh, các chàng mỗi người một cảnh ngộ…

Sau gần 40 năm xa cách, gặp nhau, tay bắt mặt mừng, hỏi han đủ chuyện, áo xanh hơi tiếc rẻ… phải chi ngày ấy..( anh tìm em mà sao không thấy?!).

Ngày xưa là một câu chuyện cổ tích, nhờ cái ngớ ngẩn, ly kỳ của truyền thuyết, cho nên câu chuyện mới hay và có thật.

Chàng nàng nào cũng có con bầy con đồng, sự nghiệp đầy đàn, đều lên chức Nội, Ngoại, mươi năm nữa được kêu bằng cố, ôi sung sướng quá..!

Lúc run rẩy bước chân về Trường họp lớp, nào có ai buồn? Ai vui? Tụi mình sẽ phì phò hát bài Chi đoàn Ca hào hùng. (dĩ nhiên vẫn có người hát nhép) Kỷ niệm đầy áp như hôm qua. Tình tia chớp vẫn loé lên. Khung trời vang son ấy thắm màu thời gian, và cứ vẫn dịu hiền một thời áo trắng.

Còn mình, một mình rong ruỗi con đường đã đi qua, lại tiếp tục đi, mà càng quay đầu thì càng lúc càng xa mất rồi. Mình là Lệ Đá vì mình hay gởi hồn thơ lên đá.

“Ta gởi tình trên đá.
Chờ cơn mưa đến đá hồi sinh”

(Lệ Đá)

Lệ Đá: CS Lệ Thu



Nguồn: Lê Thị Lệ Dung (68-71)

4 nhận xét:

  1. Lệ Dung , viết ngắn mà thành dài , nhưng viết dài nữa nữa .... cũng sao , vì em viết hay , đã cho người đọc một hồi ức , mà cứ tưởng chừng như mình còn tuổi cắp sách đến " Đầm sen " và hình như mình đang ôm bằng vẽ và thuốc T huyền thoại trong bộ đồng phục xanh tự hào , quyết chí thành người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin phép bạn sửa chính tả: ôm bản vẽ (không phải bằng vẽ) và thước T (không phải thuốc T), rứa mới là "dân KT" học kỹ nghệ họa🥰

      Xóa
  2. Trả lời
    1. Cám ơn Lệ Dung, viết ngắn nhưng tình dài, tình sâu đậm với bạn và trường KTĐN, chào thân ái,LVK (66-71)

      Xóa

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template