Đỗ Xuân Thạnh_Skyskysky :

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Người Mỹ đặt những gì trên đảo Guam mà Triều Tiên lại đe dọa tấn công?




Người Mỹ đặt những gì trên đảo Guam mà Triều Tiên lại đe dọa tấn công?






Ngay sau tuyên bố “trút lửa” xuống Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bình Nhưỡng đã phản pháo bằng lời đe dọa tấn công đảo Guam, vùng lãnh thổ của Mỹ nằm giữa Thái Bình Dương và đây là lý do.

San phẳng Triều Tiên trong vòng 15 phút !?




Dù nằm rất xa nước Mỹ và biệt lập giữa biển nhưng đảo Guam đóng vai trò quan trọng cho chiến lược của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Vùng lãnh thổ này là nơi đặt căn cứ quân sự phức hợp Marianas, trung tâm chỉ huy quân sự của Mỹ. Tại đây, người Mỹ bố trí cả sân bay và quân cảng với sức mạnh quân sự to lớn. Nằm cách Triều Tiên 3.520 km, hòn đảo có chiều dài 57,6 km, rộng từ 9,6 km tới 19,2 km là nơi sinh sống của 162.000 người.



Sau cuộc chiến Mỹ - Tây Ban Nha năm 1898, Guam trở thành vùng lãnh thổ hải ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, năm 1941, phát xít Nhật giành quyền kiểm soát hòn đảo trước khi Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm lại nó năm 1944.

Guam, TT tuyên bố, dân vẫn vui...




Ngày nay, đảo Guam trở thành căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ với 6.000 quân đồn trú. Quân đội Mỹ cũng kiểm soát khoảng 1/3 diện tích hòn đảo và xây dựng trên đó nhiều cơ sở quân sự, bao gồm sân bay đủ lớn để các loại máy bay ném bom chiến lược cất và hạ cánh cũng như quân cảng đủ sâu để tàu ngầm và tàu sân bay có thể neo đậu.



Căn cứ không quân Andersen nhìn từ trên cao. Hiện tại, Mỹ sử dụng căn cứ không quân này như là bệ phóng chiến lược cho các loại phi cơ ném bom chiến lược bay tới bán đảo Triều Tiên và các khu vực khác ở châu Á – Thái Bình Dương.



Một số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược tối tân nhất của Không quân Mỹ, bao gồm hai loại máy bay tàng hình B-2 Spirits và B-1 Lancers cùng B-52 Stratofortress đều được biên chế trên đảo Guam.



Cuối tháng 7, Mỹ đã cử thêm những chiếc B-1B Lancer tới đây trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên có dấu hiệu leo thang.



Toàn cảnh Khu phức hợp Marianas, trong đó có Căn cứ Hải quân Guam, của quân đội Mỹ.



Căn cứ Hải quân Guam là “nhà” của Hạm đội Tàu ngầm 15 của Hải quân Mỹ với biên chế nhiều tàu ngầm hạt nhân như USS Chicago, USS Topeka, USS Key West và USS Oklahoma City.



Đơn vị tác chiến đặc biệt số 1 của Hải quân Mỹ, bao gồm cả lực lượng Biệt kích Hải quân số 4, cũng đóng tại đảo Guam.



Ngoài ra, Quân đội Mỹ còn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao với nhiệm vụ bắn hạ các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa trên đảo. Dù chưa một lần được sử dụng trong thực chiến như THAAD đã chứng tỏ khả năng đáng gờm trong rất nhiều thử nghiệm của quân đội Mỹ.


5 điều nổi bật về đảo Guam

Sau "khẩu chiến" giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Triều Tiên, đảo Guam được biết đến nhiều hơn biệt danh "thiên đường du lịch" lâu nay.

Sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa trút "hỏa lực và thịnh nộ" lên Triều Tiên, Bình Nhưỡng ngay lập tức đáp trả "đang xem xét kế hoạch tấn công" lãnh thổ hải ngoại của Mỹ nằm ở Tây Thái Bình Dương, "đảo Guam" bỗng trở thành từ khóa tìm kiếm phổ biến trên Google.

Chỉ cách Triều Tiên vài giờ bay



Đảo Guam, gần với hầu hết những thành phố lớn của châu Á, chỉ cách Hàn Quốc và Nhật khoảng 4 giờ bay. Ảnh: Express.

Đảo Guam, lãnh thổ hải ngoại của Mỹ, cách Hawaii hơn 5.000 km về phía tây, cách Philippines và Nhật Bản hơn 2.000 km về phía đông và về phía nam, chỉ cách Bình Nhưỡng chỉ 4 giờ bay. Nghĩa là Guam là lãnh thổ thuộc Mỹ gần với Triều Tiên nhất.

Guam cách đất liền Mỹ gần 12.000 km, cách thành phố New York 19 tiếng bay và là lãnh thổ hải ngoại xa nhất của Mỹ. Mọi công dân Mỹ có thể tới Guam mà không cần mang theo hộ chiếu.

Dân Guam không có quyền bầu tổng thống
Kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, mọi người dân sinh sống trên đảo Guam đều được công nhận là công dân Mỹ nhưng không có quyền bầu cử tổng thống cũng như chọn ra nghị sĩ quốc hội. Hiện nay, nghị sĩ Dân chủ Madeleine Z. Bordallo là đại diện duy nhất của Guam tại cơ quan lập pháp và ông này không có tiếng nói trong quá trình xây dựng luật.

"Tàu sân bay vĩnh cửu" của Mỹ


Binh sĩ Nhật Bản tham gia tập trận đổ bộ với quân đội Mỹ, Pháp và Anh trên đảo Guam vào ngày 13/5. Ảnh: AP

Với 1/4 diện tích đảo thuộc sở hữu của quân đội Mỹ, Guam là nơi đặt nhiều căn cứ quân sự quan trọng. Khoảng 10% dân số 160.000 người trên đảo Guam thuộc quân số của quân đội. Hiện nay có hơn 7.000 binh sĩ Mỹ đóng quân trên đảo.

Ngoài căn cứ không quân Andersen, căn cứ hải quân trên đảo là bến đỗ của tàu ngầm hạt nhân và nơi đồn trú của lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ.

Từng được Bộ trưởng quốc phòng Mỹ dưới thời chính quyền Barack Obama ca ngợi hòn đảo này là "một trung tâm đầu não chiến lược quan trọng của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương", Guam được bảo vệ bởi hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD, tương tự như lá chắn mà Mỹ muốn triển khai ở Hàn Quốc.

Từng là thuộc địa của Tây Ban Nha


Khách du lịch đi qua khu vực trung tâm mua sắm Tamuning, đảo Guam vào ngày 15/5. Ảnh: AP

Dù chỉ rộng bằng thành phố Chicago, Guam trải qua một lịch sử với nhiều biến cố và thăng trầm. Vào năm 1521, nhà thám hiểm Ferdinand Magellan đặt chân lên đảo Guam, đánh dấu 300 năm cai trị của Tây Ban Nha trên hòn đảo này. Sau chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ, Guam nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ. Trong Chiến tranh Thế giới II, quân đội Nhật Bản chiếm đóng Guam khoảng 31 tháng. Vào tháng 7/1944, Mỹ trở lại và đánh Trận Guam, tái chiếm hòn đảo này từ tay Nhật Bản. Từ đó, Guam được xem như là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa sát nhập của Mỹ.

Thiên đường mua sắm hàng miễn thuế
Chỉ sau khoảng 4 giờ bay, khách du lịch từ Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đặt chân tới hòn đảo nhiệt đới được mệnh danh là thiên đường hàng hóa miễn thuế. Nhiều trung tâm thương mại trên đảo mở cửa 24/7 tạo điều kiện cho du khách thỏa thích mua sắm các nhãn hàng thời trang cao cấp với mức giá thấp hơn 20% so với hàng cùng thương hiệu được bày bán tại quê nhà.

Khám phá ĐẢO GUAM
ĐẢO GUAM: có gì không?


Người Việt ở Guam - Vietnamese in Guam



Guam

Guam (tiếng Chamorro: Guåhan), tên chính thức là Lãnh thổ Guam, là một hải đảo nằm ở miền tây Thái Bình Dương và là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất của Hoa Kỳ. Người Chamorros, cư dân bản thổ của Guam là nhóm người đầu tiên sinh sống tại hòn đảo khoảng 6.000 năm về trước. Guam là hòn đảo lớn nhất ở vị trí cực nam của Quần đảo Mariana. Thủ phủ của đảo là Hagåtña, trước đây viết là "Agana". Kinh tế của Guam chính yếu trông vào du lịch (đặc biệt là từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan) và các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ.

Lịch sử

Nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan phụng lệnh Vua Tây Ban Nha phát hiện ra đảo Guam năm 1521 trong chuyến đi vòng quanh Trái Đất. Sau đó Tướng Miguel López de Legazpi nhân danh vua Tây Ban Nha đã đến Guam và tuyên bố chủ quyền năm 1565. Người Tây Ban Nha đặt nền cai trị thuộc địa Guam từ năm 1668 khi linh mục San Vitores sang Guam truyền giáo phổ biến đạo Công giáo. Lúc bấy giờ Guam cũng như toàn phần Quần đảo Mariana và Quần đảo Caroline phụ thuộc Philippines như một phần của xứ Đông Ấn thuộc Tây Ban Nha. Trong thời gian non 200 năm (1668-1815), Guam là trạm dừng chân quan trọng trên chặng hải hành của thương thuyền Tây Ban Nha từ México sang Philippines. Dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, văn hóa Chamorro và các thổ dân nói chung chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa Tây Ban Nha.

Tây Ban Nha và Hoa Kỳ xung chiến vào cuối thế kỷ 19, kết quả là Tây Ban Nha nhượng đứt Philippines và Guam cho Hoa Kỳ năm 1898. Quần đảo Mariana thì Madrid bán cho Đức với giá 837.500 đồng vàng Đức. Hoa Kỳ từ đấy dùng đảo Guam làm trạm tiếp tế cho tàu chiến hải quân khi vượt đại dương đi lại sang Philippines.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì Quân đội Đế quốc Nhật Bản tiến chiếm ngày 8 tháng 12 năm 1941. Vì được dự đoán trước, Hoa Kỳ đã di tản phần lớn kiều dân khỏi đảo. Trước đó từ năm 1914 thời Chiến tranh thế giới thứ nhất Nhật đã tiếp thu Quần đảo Bắc Mariana từ Đức và cai trị chiếu theo hiệp định Ủy thác Nam Dương. Thổ dân Chamorro từ Quần đảo Bắc Mariana được Nhật đưa đến Guam làm thông dịch viên cho lực lượng chiếm đóng Nhật Bản. Trong khi đó dân Chamorro ở Guam thì bị liệt vào thành phần địch quân. Cũng vì sự kiện này mà sau chiến tranh, dân Chamorro ở Guam mang mối thù với thổ dân từ Bắc Mariana mặc dù cả hai đều là người Chamorro.

Trong suốt thời giam bị chiếm đóng 31 tháng, dân Guam bị quân Nhật bắt người thì lao dịch, kẻ thì bị giết hại, giam cầm, có khi ép buộc cả phụ nữ phục vụ sinh lý cho Quân đội Nhật dưới dạng mãi dâm, nhiều gia đình ly tán. Theo cuộc điều tra của Quốc hội Hoa Kỳ năm 2004 thì trong gần ba năm Nhật chiếm đóng, có khoảng một nghìn người ở Guam bị giết.

Ngày 21 tháng 7 năm 1944 Hoa Kỳ mở cuộc tái chiếm Guam, giao tranh ác liệt. Nhật phải rút lui, bỏ cả Quần đảo Bắc Mariana. Sau chiến tranh, Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Tổ chức Guam năm 1950 nhằm thiết lập Guam như một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa sát nhập của Hoa Kỳ. Đây là cơ chế pháp lý cai trị Guam, thiết lập guồng máy hành chính và trao quyền công dân Hoa Kỳ cho cư dân Guam.

Tháng Tư 1975 khi Sài Gòn thất thủ, Hoa Kỳ mở cuộc di tản bằng hàng không cũng như đường biển thì Guam được dùng làm chặng dừng chân đầu tiên của hơn 100.000 người Việt tỵ nạn đến đất Mỹ. Chính nơi này cũng là nơi con tàu Việt Nam Thương Tín cập bến vào Tháng Chín năm 1975 sau khi thoát khỏi Việt Nam từ Tháng Tư. Ngày 16 tháng 10 chính con tàu này đã làm cuộc hành trình về Việt Nam chở 1.546 người Việt muốn hồi hương.

Guam là nơi tạm trú của 111.919 người Việt tỵ nạn trước khi chính phủ Liên bang Hoa Kỳ dàn xếp chuyển họ sang Bắc Mỹ định cư ở Hoa Kỳ.

Địa lý

Guam nằm ở vị trí 13.5° bắc 144.5° đông và có diện tích là 210 dặm vuông (544 km²). Nó là đảo cận nam nhất của Quần đảo Mariana và là đảo lớn nhất trong Quần đảo Micronesia. Chuỗi đảo này được hình thành bởi các mảng kiến tạo Thái Bình Dương và Philippines. Rãnh Mariana, một vùng bị quằn sâu, nằm bên cạnh chuỗi đảo về phía đông. Challenger Deep, điểm sâu nhất trên Trái Đất, ở phía tây nam của Guam có độ sâu khoảng 35.797 ft (10.911 mét). Điểm cao nhất tại Guam là Núi Lamlam cao 1.332 ft (406 m). Đảo Guam dài 30 dặm Anh (48 km) và rộng từ 4 dặm (6 km) đến 12 dặm (19 km). Thỉnh thoảng Đảo bị động đất vì nó ở rìa phía tây của Mảng Thái Bình Dương và gần mảng Philippines. Trong những năm vừa qua, các trận động đất có trung tâm chấn động gần Guam có cường độ từ 5,0 đến 8,7. Không như núi lửa Anatåhan tại Quần đảo Bắc Mariana, Guam không phải là vùng núi lửa còn hoạt động. Tuy nhiên, vì hướng gió và gần Anatahan, các hoạt động núi lửa nhất là tàn tro đôi khi ảnh hưởng đến Guam.

Phần phía bắc của đảo có bình nguyên rừng với đất đá vôi và bờ đá san hô trong khi phía nam có những đỉnh núi lửa có thảo nguyên và rừng. Một bờ đá san hô bao quanh phần lớn đảo, trừ những nơi có vịnh cung cấp lối ra cho các con sông nhỏ và suối nước chảy từ các ngọn đồi xuống Thái Bình Dương và biển Philippines. Dân số của đảo tập trung nhiều nhất ở khu vực phía bắc và miền trung.

Khí hậu

Khí hậu có nét nhiệt đới. Thời tiết thường nóng và rất ẩm với ít thay đổi nhiệt độ theo mùa. Nhiệt độ cao trung bình là 86 °F (30 °C) và nhiệt độ thấp trung bình là 74°F (24 °C) với lượng mưa trung bình hàng năm là 96 inch (2.180 mm). Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng sáu. Những tháng còn lại là mùa mưa. Tháng 1 và tháng 2 được xem là tháng mát nhất trong năm với nhiệt độ ban đêm khoảng từ 75 đến 70 °F và thông thường có độ ẩm thấp hơn. Tháng dễ có bão nhất là tháng 10 và tháng 11. Tuy nhiên chúng cũng có thể xảy ra quanh năm.

Trung bình có ba cơn bão nhiệt đới và một cơn bão lớn đi qua Guam trong vòng 180 hải lý (330 km) mỗi năm. Cơn bão có cường độ mạnh nhất đi qua Guam mới vừa qua là Siêu bão Pongsona với sức gió gần trung tâm là 125 dặm một giờ đập vào Guam ngày 8 tháng 12 năm 2002 để lại sự tàn phá khủng khiếp. Từ sau Siêu bão Pamela năm 1976 các cấu trúc nhà cửa bằng gỗ đã được thay thế bằng các cấu trúc bê tông. Trong thập niên 1980, các cột điện bằng gỗ bắt đầu được thay thế bằng các cột chống bão bằng bê tông cốt thép. Trong thập niên 1990, nhiều chủ nhà và cơ sở thương mải đã lắp đặt các cửa chớp chống bão.

Nhân khẩu

Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000, dân số của Guam là 154.805[7] Dân số ước tính năm 2007 cho Guam là 173.456. Cho đến năm 2005, sự gia tăng dân số hàng năm là 1,76%. Nhóm dân đông nhất là người bản xứ Chamorros, chiếm 57% tổng dân số. Nhóm dân lớn thứ nhì là người Philippines chiếm 25.5%, người da trắng 10%, Việt Nam, Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên và các nhóm dân khác. Ngày nay, Giáo hội Công giáo Rôma là tôn giáo lớn nhất chiếm 85%. Ngôn ngữ chính của đảo là tiếng Anh và tiếng Chamorro.

Những người Việt chọn lựa ở lại và sinh cư lập nghiệp tại Guam không tới 200 người. Hiện tại, Guam có tới bảy tám tiệm ăn do người Việt Nam làm chủ, tiệm nào cũng có món phở nhưng người địa phương thích nhất là món hủ tiếu nấu theo kiểu Việt Nam mà họ gọi là combination soup. Ở Guam chỉ có hai bác sĩ người Việt, còn phần đông là buôn bán. Có người từ California hay từ những tiểu bang khác qua Guam mở quán Karaôkê hay hộp đêm để phục vụ du lịch.

Văn hóa

Văn hóa Chamorro truyền thống được thể hiện trong điệu múa, đi biển, nấu ăn, bắt đánh cá, các trò chơi (như batu, chonka, estuleks, và bayogu), các bài hát và kiểu cách bị ảnh hưởng bởi sự di dân của những người từ những nơi khác đến. Chính sách của Tây Ban Nha thời thuộc địa (1668-1898) là một chính sách thu phục và khuyến khích cải đạo sang Giáo hội Công giáo Rôma. Tình trạng dẫn đến việc loại dần các chiến binh nam của Guam và đẩy người Chamorro ra khỏi quê hương của họ.

Sử gia Lawrence Cunningham vào năm 1992 có viết "Theo ý nghĩ của người Chamorro, vùng đất và các sản phẩm từ đất sinh ra thuộc về mọi người. Inafa'maolek, hay là phụ thuộc liên đới, là chìa khóa hay giá trị trung tâm trong văn hóa Chamorro... Inafa'maolek phụ thuộc vào một tinh thần hợp tác. Đây là ý nghĩa cốt lõi rằng mọi thứ trong văn hóa Chamorro xoay tròn quanh nhau. Mối quan tâm mạnh mẽ là vì nhau hơn là chủ nghĩa cá nhân và quyền tư hữu."

Văn hóa cốt lõi của Chamorro là sự kết hợp phức tạp quy định xã hội đặt trọng tâm vào sự kính trọng: Từ việc hôn bàn tay của người già, lưu truyền những huyền thoại, bài hát, và các nghi lễ tán tỉnh, đến việc một người cầu xin tha thứ từ tổ tiên đã khuất khi đi vào rừng sâu. Những phong tục tập quán có từ trước khi Tây Ban Nha xâm chiếm bao gồm làm thuyền galaide, làm nhạc cụ belembaotuyan,...

Sky+: Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những người bạn

 
Support : Creating Website | SkyskyskyTemplate | DoThanh Template
Proudly powered by Blogger
Copyright © 2011. Những người bạn của Sky+ - All Rights Reserved
Template Design by Creating Website Published by SkyDoThanh Template